Hotline 24/7
08983-08983

Bị đột quỵ có phải luôn luôn gây tử vong?

Theo thống kê, khoảng 30 ngày đầu sau đột quỵ, 1/8 trường hợp sẽ tử vong và 1/4 trường hợp đột quỵ tử vong trong năm đầu tiên. Liệu có phải bị đột quỵ chính là nhận án tử?

 

Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm hoặc tắc nghẽn. Điều này có thể là do sự tắc nghẽn mạch máu bởi cục máu đông hoặc mạch máu bị vỡ và rò rỉ.

Hiện, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên thế giới. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 ở phụ nữ và nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 ở nam giới.

I. Có bao nhiêu loại đột quỵ?

Đột quỵ được chia thành ba loại chính.

1. Đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ)

Đột quỵ nhồi máu não là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 70-80% các ca đột quỵ. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não. Đột quỵ nhồi máu não bao gồm đột quỵ do huyết khối và hẹp tắc mạch máu.

Đột quỵ nhồi máu nãoĐột quỵ nhồi máu não do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu

a. Huyết khối

Liên quan đến một cục máu đông hình thành trong các mạch máu bên trong não. Đột quỵ huyết khối phổ biến hơn ở người lớn tuổi và thường do cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường. Những cơn đột quỵ này có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần trong nhiều giờ hay nhiều ngày.

b. Tắc mạch

Chúng cũng liên quan đến một cục máu đông nhưng được hình thành ở những nơi khác hay mảng xơ vữa di chuyển theo dòng máu đến làm tắc các động mạch của não. Những cơn đột quỵ này thường do bệnh tim và có thể xảy ra đột ngột.

2. Đột quỵ xuất huyết não

Với loại đột quỵ này, xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ. Đột quỵ xuất huyết não có thể do huyết áp cao hoặc chứng phình động mạch, chiếm khoảng 40% tổng số ca tử vong do đột quỵ.

Hai loại đột quỵ xuất huyết não bao gồm:

a. Xuất huyết nội sọ

Những cơn đột quỵ này thường là do động mạch não bị vỡ.

b. Xuất huyết dưới nhện

Liên quan đến một vết vỡ hoặc rò rỉ gây chảy máu trong không gian giữa não và mô bao phủ não.

3. Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não. Thời gian ngắn vì cục máu đông có thể tự tan nhanh chóng.

TIA gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ, nhưng các triệu chứng thường biến mất trong vòng 24 giờ và không gây tổn thương não vĩnh viễn.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện TIA sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Trên thực tế, khoảng 40% những người bị TIA sẽ bị đột quỵ sau đó.

Cơn thiếu máu não thoáng quaCơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu đột quỵ tương lai

II. Khi bị đột quỵ bạn cảm thấy như thế nào?

Mỗi phút trong cấp cứu đột quỵ đều có giá trị, vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng có thể cứu sống và ngăn ngừa tổn thương não vĩnh viễn.

Các triệu chứng thường gặp cần cảnh giác bao gồm:

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Tê hoặc yếu ở mặt, hoặc một hay cả hai bên của cơ thể
  • Khó nói, méo miệng
  • Thị lực giảm
  • Đi lại khó khăn, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp

III. Đâu là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ?

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, độ tuổi, hay ngành nghề nào. Tuy nhiên, sẽ có các nguyên nhân phổ biến và các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim, bao gồm nhịp tim không đều
  • Tiền sử gia đình bị đột quỵ
  • Bị đột quỵ trước đó
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Hút thuốc

 Đột quỵ có phải luôn gây tử vongĐột quỵ sẽ không gây tử vong nếu được kịp thời cứu chữa

IV. Đột quỵ có phải luôn gây tử vong?

Mặc dù đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, nhưng không phải tất cả những ai bị đột quỵ đều tử vong.

Bạn bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ bởi một cơn đột quỵ còn tùy thuộc vào vị trí đột quỵ xảy ra, mức độ nghiêm trọng và việc điều trị có nhanh chóng kịp thời.

Bộ não của chúng ta yêu cầu cung cấp máu và oxy liên tục, vì vậy nếu dòng máu bị gián đoạn, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi nhanh trong vòng vài phút. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ, tâm trạng, thị lực và vận động của bạn, thậm chí dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.

Và tử vong sẽ xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu quá lâu. Đo đó, việc được điều trị sớm trong “thời gian vàng” sẽ làm tăng cơ hội sống sót sau đột quỵ và có thể dẫn đến tàn tật ít hoặc không.

V. Có thể chết vì đột quỵ khi đang ngủ không?

Người ta ước tính rằng khoảng 14% tất cả các trường hợp đột quỵ xảy ra trong khi ngủ, còn lại là đến phòng cấp cứu sau khi thức dậy, thường là buổi sáng với các triệu chứng đột quỵ.

Những người bị đột quỵ khi đang ngủ có nguy cơ tử vong cao hơn, vì họ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đối với những người sống sót sau cơn đột quỵ khi đang ngủ, có nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn do điều trị chậm trễ.

Trên thực tế, những người đến bệnh viện trong “thời gian vàng” là 4,5 giờ kể từ khi có triệu chứng đột quỵ đầu tiên xuất hiện sẽ bớt khuyết tật sau khi bị đột quỵ, so với những người không được chăm sóc ngay lập tức.

VI. Đột quỵ có điều trị được không?

điều trị đột quỵTỷ lệ điều trị đột quỵ càng thành công khi bệnh nhân được cấp cứu trong "thời gian vàng"

Mục tiêu của điều trị đột quỵ là khôi phục lưu lượng máu lên não và kiểm soát bất kỳ tình trạng chảy máu nào trong não.

Bạn sẽ thăm khám, xét nghiệm khi đến bệnh viện để xác định loại đột quỵ. Nếu bạn đến bệnh viện trong vòng 4,5 giờ sau khi bắt đầu đột quỵ do đột quỵ nhồi máu não thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc để giúp làm tan cục máu đông và khôi phục lưu lượng máu.

Trường hợp nặng thì can thiệp, phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ cục máu đông không tan hoặc loại bỏ mảng bám trong động mạch bị tắc.

Nếu bạn bị đột quỵ do xuất huyết, nếu điều trị nội khoa không đáp ứng, bác sĩ sẽ can thiệp hoặc phẫu thuật để sửa chữa mạch máu bị hư hỏng, và giảm áp lực trong não.

Sau khi bạn đã ổn định, việc điều trị tiếp theo bao gồm phục hồi chức năng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương não, bạn có thể cần liệu pháp vận động, vật lý trị liệu và trị liệu ngôn ngữ để giúp lấy lại khả năng đã mất của cơ thể.

VII. Nên phòng ngừa đột quỵ ra sao?

80% đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng việc thay đổi lối sống lành mạnh. Dưới đây là các mẹo để ngăn ngừa đột quỵ như sau:

  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút, 3 lần/tuần
  • Bỏ thuốc lá
  • Điều trị bệnh huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao
  • Tầm soát đột quỵ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X