Hotline 24/7
08983-08983

Cách nhận biết các triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ

Trong khi dấu hiệu đột quỵ ở nam giới thể hiện rất rõ thì ở nữ giới lại khó đoán, vì vậy tỷ lệ tử vong thường sẽ cao hơn. Chị em cần làm gì để nhận biết và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả?

I. Đột quỵ có phổ biến ở phụ nữ không?

Theo các thống kê cứ 6 người thì sẽ có một người bị đột quỵ và ở Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ/năm.

Mặc dù tỷ lệ đột quỵ ở nam cao hơn ở nữ, nhưng ty lệ tử vong do căn bệnh này gây ra ở nữ lại chiếm đến 23%, còn nam chỉ có 18%.

Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ bị đột quỵ đó là:

- Phụ nữ sống lâu hơn nam giới và tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng khác của đột quỵ.

- Mang thai và tránh thai cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ.

Tiền sản giật

- Sử dụng các liệu pháp thay thế hormone

- Đau đầu, đau nửa đầu thoáng qua

Rung tâm nhĩ

- Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,...

đột quỵ ở nữTỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc đột quỵ cao hơn nam giới

II. Các triệu chứng đột quỵ chỉ có ở phụ nữ

Phụ nữ có thể gặp các triệu chứng liên quan đến đột quỵ như:

- Buồn nôn hoặc nôn mửa

- Co giật

Nấc cụt

- Khó thở

- Ngất xỉu hoặc mất ý thức

- Đau nhức

Những triệu chứng này rất dễ lầm tưởng thành các bệnh khác ở phụ nữ, nên khó có thể nhận định chúng ngay lập tức với đột quỵ. Do đó sẽ gây nên việc trì hoãn trong điều trị và cản trở quá trình hồi phục.

Đặc biệt, phụ nữ có thể gặp tình trạng như buồn ngủ đột ngột, đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ mà các bác sĩ lâm sàng thường hay gọi là “thay đổi trạng thái tinh”

Các triệu chứng này bao gồm:

- Thay đổi hành vi đột ngột

- Mất phương hướng

- Lú lẫn

- Kích động

Ảo giác

Trong một nghiên cứu năm 2009 đã phát hiện ra rằng, khoảng 23% phụ nữ và 15% nam giới cho biết tình trạng tâm thần của mình bị thay đổi liên quan đến đột quỵ. Mặc dù cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên phụ nữ có nguy cơ mắc ít nhất một triệu chứng đột quỵ không thường gặp cao hơn nam giới khoảng 1,5 lần.

Nếu bạn là phụ nữ và không chắc liệu các triệu chứng của mình có phải là đột quỵ hay không, hãy liên hệ hoặc di chuyển ngay đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, đánh giá các triệu chứng của mình và điều trị nếu cần.

người nhà lưu ý khi cấp cứu đột quỵKhi bệnh nhân đột quỵ có triệu chứng nghiêm trọng người nhà hãy gọi điện ngay cho cấp cứu 115

III. Khi bị đột quỵ, người thân nên làm gì?

Nếu bạn thấy ai đó có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, thì hãy hành động nhanh chóng bằng việc kiểm tra theo các bước sau đây:

- F (Face - mặt): Yêu cầu bệnh nhân mỉm cười và xem một bên mặt của họ có bị xệ xuống không?

- A (Arms - tay): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên. Hãy để ý một cánh tay có bị rơi xuống phía dưới không?

- S (Speech - lời nói): Yêu cầu họ lặp lại một cụm từ đơn giản, xem có nói ngọng hay nói gì lạ không?

- T (Time - thời gian): Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, hãy gọi ngay cho cấp cứu 115 để được hỗ trợ.

Trong đột quỵ, mỗi một phút đều rất ý nghĩa đối với bệnh nhân. Nếu bạn càng chờ đợi lâu mà không gọi ngay cho cấp cứu thì khả năng đột quỵ làm tổn thương não hoặc tàn tật cao hơn cho người bệnh.

Mặc dù khi gặp người thân bị đột quỵ, bạn có thể hốt hoảng và sẽ có phản ứng ban đầu là tự lái xe chở bệnh nhân đến bệnh viện, tuy nhiên trong đột quỵ nếu bạn làm sai sót 1 bước người nhà của bạn sẽ phải gánh chịu tác hại rất nhiều.

Do đó, hãy giữ bình tĩnh và gọi ngay cho cơ sở y tế để được hỗ trợ xe cấp cứu. Trong tình trạng quá nguy cấp bạn có thể nhờ ai đó hỗ trợ bạn đưa người nhà đến bệnh viện (nên đi bằng otô, tuyệt đối không đi bằng xe máy), và trong lúc di chuyển hãy gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn đảm bảo an toàn trong lúc đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Sau khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và bệnh sử của bệnh nhân, nếu nghi ngờ đột quỵ sẽ cho chụp CT hoặc MRI ngay, rồi thực hiện khám sức khỏe và các xét nghiệm khác trước khi đưa ra chẩn đoán.

 thuốc kích hoạt plasminogen mô (tPA)Tiêm tPA được chỉ định trong điều trị đột quỵ nhồi máu não

IV. Các lựa chọn điều trị đột quỵ

Việc lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại đột quỵ, cụ thể:

1. Đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ)

Đột quỵ nhồi máu não, nguyên nhân phổ biến thường là do cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến não của bạn. Lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêu sợi huyết (rtPA) để phá cục máu đông.

Thuốc này phải được sử dụng trong vòng 3 - 4,5 giờ kể từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ban đầu thì mới có hiệu quả cao. Trường hợp nếu bạn không thể dùng rtPA, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu khác để ngăn tiểu cầu hình thành cục máu đông.

Các lựa chọn điều trị khác bao gồm: phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn để phá vỡ cục máu đông.

2. Đột quỵ xuất huyết não

Một cơn đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một động mạch trong não của người bệnh bị vỡ hoặc rò rỉ máu. Do đó, việc điều trị loại đột quỵ này khác với đột quỵ nhồi máu não.

Phương pháp điều trị dựa trên nguyên nhân cơ bản của đột quỵ đó là:

- Chứng phình động mạch: bác sĩ có thể đề nghị can thiệp hoặc phẫu thuật để chặn dòng máu đến túi phình.

- Huyết áp cao: bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc làm giảm huyết áp và giảm chảy máu.

- Động mạch bị lỗi và tĩnh mạch bị vỡ: bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật can thiệp nút mạch điều trị dị dạng để ngăn ngừa chảy máu thêm.

- Phẫu thuật để dẫn lưu máu tụ

V. Phục hồi sau đột quỵ ở phụ nữ

Khi tình trạng của bệnh nhân được cải thiện, nhân viên y tế sẽ di chuyển họ đến một địa điểm khác ngoài phòng cấp cứu, chẳng hạn như phòng phục hồi chức năng đột quỵ,... Một số trường hợp khác có thể được chăm sóc tại nhà, bằng hình thức ngoại trú.

Phục hồi này bao gồm sự kết hợp của vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ và liệu pháp vận động để giúp bệnh nhân lấy lại các kỹ năng nhận thức. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách đánh răng, tắm, đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác.

phòng ngừa sau đột quỵ ở phụ nữSau đột quỵ bệnh nhân nên tập phục hồi chức năng để hoạt động bình thường

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ sống sót sau đột quỵ thường hồi phục chậm hơn nam giới. Và cũng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng như:

- Khuyết tật liên quan đến đột quỵ

- Suy giảm các hoạt động sống hàng ngày

- Mệt mỏi, phiền muộn

- Suy giảm tinh thần

- Giảm chất lượng cuộc sống

Điều này có thể là do ít hoạt động thể chất trước đột quỵ hoặc các triệu chứng trầm cảm.

VI. Phòng chống tái phát đột quỵ như thế nào?

Khi đã bị đột quỵ 1 lần, việc tái phát rất có khả năng xảy ra nếu bạn không chăm sóc cơ thể của mình thật tốt. Vì vậy, để giúp phòng ngừa đột quỵ trong tương lai thì bạn nên:

- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Tập thể dục thường xuyên

- Tránh khói thuốc lá

- Tham gia các hoạt động yêu thích như yoga, cắm hoa, nấu ăn,… để giúp kiểm soát căng thẳng.

Bên cạnh đó, phụ nữ cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa do yếu tố nguy cơ đó là:

- Điều trị huyết áp cao trước khi bắt đầu sinh sản

- Theo dõi huyết áp trong và sau khi mang thai

- Kiểm tra rung nhĩ (AFib) nếu trên 75 tuổi

- Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để tầm soát bệnh

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X