Hotline 24/7
08983-08983

Toàn bộ hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi gốc tự do

Cơ thể con người có 2 nguồn sinh ra gốc tự do là gốc tự do nội sinh và gốc tự do ngoại sinh. Gốc tự do ảnh hưởng đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể làm tăng nhanh lão hóa, từ đó gây ra nhiều bệnh lý.

1. Gốc tự do có từ đâu, quá trình tích lũy trong cơ thể như thế nào?

Gốc tự do được biết đến như mối đe dọa cho sức khỏe. Xin hỏi BS, gốc tự do trong cơ thể con người từ đâu mà có? Quá trình tích lũy gốc tự do trong cơ thể chúng ta sẽ diễn ra như thế nào ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Gốc tự do luôn luôn có sẵn trong người chúng ta. Từ lúc tượng hình thành con người cho đến lúc ra đời, trưởng thành và lớn lên thì cơ thể luôn luôn có các gốc tự do gọi là gốc tự do nội sinh. Thứ hai là gốc tự do tự do từ bên ngoài đưa vào cơ thể gọi là gốc tự do ngoại sinh và tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Gốc tự do còn gọi là chất oxy hóa và khá phức tạp. Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều tế bào, những phân tử nhỏ, nguyên tử nhỏ. Trong đó, có các điện tử gọi là electron, bao gồm số chẵn hoặc số lẻ. Khi một tế bào/phân tử/nguyên tử có 1 electron hoặc số lẻ (3, 5, 7, 9,…) lúc này được xếp vào gốc tự do.

Vì chỉ có 1 electron nên không ổn định, do đó phải tìm nơi gắn vào để trở nên ổn định. Thông thường, electron này sẽ gắn vào trong các tế bào, AND (nhân của tế bào) hoặc phần nhỏ của tế bào ở cơ thể. Sau khi gắn vào, những phần đang số chẵn bị yếu đi và chuyển sang số lẻ, trở thành gốc tự do. Đây là lý do gốc tự do tăng theo tuổi tác và tăng theo các yếu tố tác động bên ngoài.

Khi một tế bào bị tấn công bởi gốc tự do sẽ không gục ngã ngay mà bị yếu đi và khởi nguồn cho rất nhiều bệnh tật. Vì bình thường chúng ta có hàng tỷ các tế bào trong một bộ phận nào đó của cơ thể, nếu số tế bào nhiều lên mô tế bào đó sẽ bất thường và dần dần phát sinh ra rất nhiều bệnh tật.

Hai nguyên nhân chính dẫn đến gốc tự do tăng lên trong cơ thể: Thứ nhất, các tế bào của chúng ta luôn luôn diễn ra quá trình hô hấp. Trong quá trình hoạt động tế bào sẽ chuyển hóa các chất dinh dưỡng để tạo thành năng lượng hoạt động, chủ yếu chuyển hóa từ carbohydrate (chất bột đường), nếu không có carbohydrate tế bào sẽ chết. Quá trình chuyển hóa này sẽ tạo ra gốc tự do gọi là gốc tự do nội sinh.

Thứ hai, nếu tiếp xúc với quá nhiều khói bụi (khói bụi môi trường, khói thuốc lá), sử dụng nhiều bia rượu, ăn uống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm chuyển hóa chậm làm hao tốn năng lượng của tế bào sẽ càng tạo ra nhiều gốc tự do.

2. Thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư hóa chất, thuốc trừ sâu có liên quan đến gốc tự do?

Vậy còn thực trạng ăn phải các thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư hóa chất, thuốc trừ sâu có mối liên quan như thế nào đến gốc tự do, thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Nếu ăn các thực phẩm không an toàn, có nhiều mối nguy về sức khỏe như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc tồn như hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, bị tẩm ướp thêm nhiều chất không cho phép sẽ gây hại cho cơ thể.

Nguyên nhân thứ nhất, các yếu tố nguy cơ khi vào trong cơ thể sẽ tăng sinh và tấn công các tế bào của cơ thể nên chúng ta dễ bị bệnh hơn; Thứ hai là gốc tự do. Để chuyển hóa thực phẩm, ví dụ khi ăn một miếng thịt, quá trình tiêu hóa rất lâu, đòi hỏi tất cả các tế bào trong cơ thể đều hoạt động và tạo ra nhiều chất thải (gốc tự do). Quá trình tăng gốc tự do này sẽ tấn công vào các tế bào yếu ớt như não, thận, gan và các tế bào đường tiêu hóa, dẫn đến chúng ta phải đối diện với rất nhiều nguy cơ.

Vì vậy, lời khuyên là phải luôn lựa chọn thực phẩm an toàn, thực hành các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm thiểu mối nguy với sức khỏe. Đặc biệt là mối nguy khi có quá nhiều gốc tự do, không chỉ gây ngộ độc thực phẩm ở trước mắt mà còn rất nhiều bệnh tật khác.

3. Gốc tự do tác động đến sức khỏe ra sao và ai có nguy cơ tích lũy gốc tự do nhiều hơn?

Gốc tự do sẽ tác động đến sức khỏe của chúng ta như thế nào, thưa BS? Những ai có nguy cơ tích lũy gốc tự do nhiều hơn trong cơ thể ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Nếu cơ thể có quá nhiều gốc tự do sẽ có nhiều bệnh lý, toàn bộ hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi gốc tự do và sẽ bị tấn công.

Những tế bào quý hiếm trong cơ thể chúng ta là những tế bào rất mong manh và dễ bị các gốc tự do tấn công. Đầu tiên là gốc tự do sẽ tấn công vào các tế bào ở hệ thần kinh trung ương là não bộ và tủy sống. Khi đó sẽ làm tăng nguy cơ về các bệnh lý Alzheimer, Parkinson,… làm chúng ta bị lão, suy rất nhanh, dẫn đến rối loạn cảm xúc, rối loạn trí nhớ.

Thứ hai là tim và mạch máu. Khi gốc tự do tấn công vào các nội mạc của mạch máu và tim sẽ làm viêm và tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng nguy cơ thuyên tắc và viêm của các động mạch. Gốc tự do tác động vào enzyme có vai trò kháng viêm, làm mạch máu giãn ra. Khi gốc tự do tấn công vào mạch máu, nếu mạch máu không co giãn một cách bình thường mà bị hẹp và uốn lượn sẽ làm dòng máu chảy bị ảnh hưởng và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông đi lên não, tim, thận,… sẽ gây tắc các mạch máu nhỏ và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng ở các bộ phận này.

Thứ ba là thận. Gốc tự do nhiều quá sẽ làm tăng nguy cơ lão hóa các tế bào ở cầu thận rất sớm. Dẫn đến tình trạng suy chức năng thận do gốc tự do, chứ không phải do bệnh lý của thận.

Thứ tư, gốc tự do ảnh hưởng đến toàn bộ các tế bào trong cơ thể làm tăng nhanh lão hóa. Nếu lão hóa nhanh sẽ gây ra nhiều bệnh lý, trong đó tác động nhiều nhất là bệnh đái tháo đường (bệnh lý toàn thân rất nguy hiểm). Vì vậy, người bệnh đái tháo đường luôn phải tập trung vào điều hòa cách ăn uống hoặc phòng ngừa để gốc tự do giảm.

Thứ năm, da của những người làm việc ở môi trường nắng, gió, bụi nhiều,… lão hóa với tốc độ rất nhanh. Gốc tự do trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều hơn nếu yếu tố môi trường tác động thêm. Lõa hóa ngoài da thường gặp ở phụ nữ và mọi người dễ nhận ra, cảm thấy cần can thiệp ngay.

Quan trọng nhất là khi nhắc đến ung thư mọi người sẽ nghĩ đến gốc tự do. Lão hóa do gốc tự do là vì gốc tự do tấn công vào ADN (nhân tế bào) gây đứt đoạn rất nhiều phần ti thể (trái tim của tế bào) làm tế bào yếu hơn và dẫn đến chết đi.

Trong khi đó, gốc tự do còn tấn công vào các tế bào non, dẫn đến bệnh lý xảy ra sớm hoặc nặng hơn, đặc biệt là cơ xương khớp và các mặt của dây chằng bị tăng sinh không tốt. Ngoài ra, các phản ứng viêm trong cơ thể chính là tác động căn nguyên dẫn đến việc tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận và gây ra rất nhiều bệnh lý.

Các yếu tố dẫn đến nhiều gốc tự do tích lũy trong cơ thể bao gồm: Yếu tố thứ nhất, người sống ở các vùng yếu tố môi trường không thuận lợi có nguy cơ tích lũy gốc tự do nhiều hơn trong cơ thể. Ví dụ, người sống ở nơi có nhiều ánh sáng (miền biển); làm việc trong môi trường không thuận lợi, thiếu không khí, thiếu oxy (hầm mỏ); môi trường làm việc dẫn đến không được tiếp xúc với không khí trong lành, ít oxy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu sống trong môi trường rất hẹp, không khí không được lưu thông, nhà đóng cửa 100% thời gian, ở trong máy lạnh quá nhiều cũng không tốt. Hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, kể cả khói thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ lão hóa. Vì vậy không chỉ người lớn mới nhiều gốc tự do mà trẻ em cũng có nguy cơ nếu trong nhà có người nghiện hút thuốc lá.

Yếu tố thứ hai, người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn uống không cân đối, tiêu thụ nhiều loại thực phẩm làm tăng nguy cơ sản sinh ra gốc tự do. Ví dụ như uống quá nhiều nước ngọt, ăn nhiều chất béo, thịt đỏ (thịt đỏ chế biến sâu càng tăng gốc tự do),… Yếu tố thứ ba, người bị stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống, gia đình,… cũng làm tăng gốc tự do.

Yếu tố thứ tư là người hoạt động tĩnh tại quá nhiều, ít hoạt động thể lực, không tham gia thể dục thể thao, ngồi suốt ngày, làm suốt đêm. Yếu tố thứ năm, người có sẵn bệnh mãn tính phải sử dụng nhiều thuốc để điều trị, người sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid như viêm khớp dạng thấp sẽ tăng gốc tự do rất nhiều.

4. Làm sao để biết cơ thể chúng ta đang tồn đọng gốc tự dogiảm tải gốc tự do trong cơ thể nên thực hiện khi nào?

Làm thế nào để biết cơ thể chúng ta đang tồn đọng gốc tự do, thưa BS? Việc giảm tải gốc tự do trong cơ thể nên thực hiện thường xuyên, hay chỉ khi nào cơ thể phát đi cảnh báo chúng ta mới làm, thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Không thể xét nghiệm để xác định số lượng gốc tự do nhưng có thể do lường qua những triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bên ngoài.

Đầu tiên, sức khỏe đi xuống, mặc dù chưa có bệnh nhưng người rất trì trệ, không xử lý được công việc, người hay cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, uể oải hoặc thường xuyên cáu gắt, bực bội.

Thứ hai, sinh lý có vẻ trì trệ. Ví dụ, bình thường nước tiểu trong và hơi ánh vàng thì gần đây thường xuyên đi tiểu nước tiểu vàng đậm hoặc thay đổi màu sắc liên tục; ăn không ngon miệng; bị mất năng lượng; ngủ không ngon giấc; vẫn chống nắng, rửa mặt đầy đủ,… nhưng da nhăn nheo hoặc có nám xuất hiện nhanh so với bạn đồng trang lứa hoặc người thân trong nhà.

Thứ ba là có đủ các loại bệnh. Tuy nhiên, AloBacsi không có mục tiêu bị bệnh mới gọi đến bác sĩ mà vấn đề là các bác sĩ giúp người dân phòng bệnh và sống khỏe.

Chúng ta phải phòng việc tích tụ gốc tự do quá nhiều hằng ngày. Không nên để đến khi có triệu chứng nghi ngờ mới bắt đầu. Vì gốc tự do đã có sẵn trong cơ thể một lượng lớn, nếu không chú ý số lượng này sẽ tăng ào ạt. Đến lúc sinh bệnh tật là người tràn ngập gốc tự do, không có cách nào đưa ra ngoài. Nên ngày nào cũng phải thực hành để gốc tự do ở mức cơ thể có thể xử lý được bình thường. Phải chống gốc tự do từ lúc chưa có triệu chứng.

5. Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do bằng cách nào?

Các chất oxy hóa được xem là “khắc tinh” của gốc tự do. Nhân chương trình hôm nay, nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn: Các chất chống oxy hóa sẽ “cảm hóa” các gốc tự do bằng cách nào?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Trong cơ thể của chúng ta có hệ thống các enzyme để tự khử các gốc tự do. Ví dụ, gắn glutathione (là một loại protein) để tạo enzyme khử các gốc tự do trong cơ thể.

Một số vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E là 3 loại vitamin khá nổi tiếng trong việc chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, chỉ có chất khoáng siêu vi lượng như selen mới có vai trò chống gốc tự do, chống oxy hóa.

Sau này, nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ, phát hiện ra nhiều chất chống oxy hóa mạnh hơn và hiệu quả cao hơn như Polyphenol, Phytochemical,… Một trong những chất hiện nay rất phổ biến về khoa học, phòng bệnh là Phycocyanin và có thể tham gia chống gốc tự do cho cơ thể.

Nên ăn các thực phẩm, rau củ quả quang hợp tốt, có màu xanh như Phycocyanin (xanh, tím), là sắc tố chống oxy hóa rất mạnh.

6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu gốc tự do trong cơ thể cần lưu ý gì?

Dinh dưỡng là mảnh ghép trọng tâm trong chăm sóc sức khỏe con người.

- Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách để giảm thiểu gốc tự do trong cơ thể cần lưu ý những gì?

- Những thực phẩm nào đứng trong TOP cung cấp chất chống oxy hóa đã được khoa học chứng minh, thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta, thứ nhất là giảm thiếu gốc tự do và thứ hai là thải gốc tự do nhanh hơn trong cơ thể để khỏe hơn.

Một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng gốc tự do trong cơ thể là chế độ dinh dưỡng. Chúng ta phải phòng bệnh hơn chữa bệnh và phòng bệnh một cách lành mạnh. Hằng ngày chúng ta luôn luôn cần phải ăn để cung cấp năng lượng và cung cấp chất dinh dưỡng. Phải chọn các chất chống được gốc tự do và đưa vào cơ thể với hàm lượng cao nhất.

Phải ăn đủ 6 nhóm thực phẩm, tuy nhiên cần lưu ý: Một là nhóm thực phẩm giàu chất bột đường, để ít gốc tự do cần ăn ở mức vừa phải. Nhưng nếu ăn quá ít cơ thể sẽ lấy phần chất đạm, chất béo trong cơ thể để chuyển hóa thành nguyên liệu cho tế bào hoạt động. Quá trình này làm cơ thể tạo ra nhiều gốc tự do hơn. Đây là lý do bác sĩ dinh dưỡng luôn khuyến cáo ăn cân đối các chất.

Bên cạnh đó, khi ăn chất bột đường nên ăn càng nhiều lớp vỏ càng tốt. Vì trong lớp vỏ có bản chất sinh học giúp quá trình chuyển hóa chất bột đường tốt hơn. Ví dụ, thay vì ăn bánh mì trắng nên ăn bánh mì nâu, bánh mì đen; thay vì ăn gạo bình thường nên chọn gạo được canh tác hữu cơ thể có nhiều vitamin hơn (trong gạo có nhiều chất đạm và tiền vitamin A). Chất bột đường phải được rải đều trong 3 bữa chính không nên ăn thêm như tối đói và ăn thêm mì gói sẽ tạo rất nhiều gốc tự do.

Hai là nhóm thực phẩm giàu chất béo. Chất béo tạo gốc tự do nhiều hơn các chất khác. Vì vậy, nếu ăn nhiều chất béo ẩn trong thực phẩm dưới dạng chế biến sẵn như bánh mì nướng có bơ hoặc các loại bắt buộc phải có chất béo như bánh quy sẽ tạo ra nhiều gốc tự do. Nên ăn các loại hạt có dầu sẽ tốt hơn chiên, xào,…

Ba là chất đạm. Nên ưu tiên ăn cá vì có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt là omega-3 giúp ức chế các gốc tự do và bắt lấy gốc tự do nên sẽ kháng viêm. Các bác sĩ tim mạch, cơ xương khớp hoặc thần kinh luôn nhắc uống hoặc ăn các thực phẩm giàu omega-3.

Bốn là nhóm rau và năm là nhóm trái cây, nên chọn càng organic càng tốt. Ưu tiên chọn thực phẩm có màu tím vì nhiều Anthocyanin (một trong những chất chống oxy hóa) như nho, măng cụt, thanh long đỏ, cherry. Bên cạnh đó, nên chọn các loại rau có màu xanh, đỏ, cam, vàng. Ăn các loại hạt có dầu sẽ nhiều vitamin E.

Sáu là nhóm sữa. Nên cung cấp hằng ngày, tuy nhiên người lớn tuổi nên sử dụng các loại sữa tách béo và không đường.

Lưu ý, bên cạnh giảm đường, muối, cần ăn nhiều chất có thể chống lại các gốc tự do (oxy hóa) như tảo biển. Một trong các loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nhất và chống lại gốc tự do là tảo xoắn. Một đĩa salad có màu xanh, đỏ, tím, vàng luôn luôn lành mạnh. Rau màu tím có rất nhiều trong các thực phẩm như bắp cải tím, su hào tím, củ dền, củ hành màu tím sẽ có nhiều hoạt chất chống oxy hóa hơn củ hành màu trắng…

>>> Phần 2: Phycocyanin trong tảo xoắn Spirulina chống oxy hóa gấp 20 lần vitamin C và gấp 60 lần Glutathione

Trân trọng cảm ơn BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và Phyco Việt Nam - hàng nội địa Pháp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X