Hotline 24/7
08983-08983

Cần làm gì để phòng ngừa tái phát đột quỵ?

Sau đột quỵ lần đầu, nguy cơ tái phát sẽ rất cao, ước tính khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và điều trị thích hợp để giảm khả năng này.

Nội dung bài viết:

I. Vì sao đột quỵ tái phát?

II. Đối tượng dễ tái phát đột quỵ

III. Cách ngăn ngừa tái phát đột quỵ

1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

2. Tuân thủ điều trị

3. Chế độ ăn uống

4. Vận động

5. Thay đổi lối sống

 

I. Vì sao đột quỵ tái phát?

Phần lớn chúng ta đều quan niệm rằng, nếu đã bị đột quỵ một lần thì không bị lại nữa, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi khả năng xảy ra đột quỵ lần 2 và nhiều lần sau đó vẫn có thể nếu chúng ta không biết chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn và khoa học.

Vì dụ, đối với bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não, sau khi được cứu sống nếu không điều trị tiếp tục, không kiểm soát bệnh lý nền (đường huyết, huyết áp) tốt, hoặc vẫn hút thuốc lá thì nguy cơ tái phát đột quỵ càng dễ dàng và sẽ diễn tiến nặng hơn. Bởi lần đâu tiên bạn có thể bị tổn thương 100 dây thần kinh, nhưng đến lần thứ 2 con số đó sẽ tăng lên gấp đôi, và dẫn đến khả năng tử vong cao.

Với bệnh nhân đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu lớn, sau khi được tái thông mà không dự phòng tái phát, chẳng hạn như phụ nữ vẫn uống thuốc ngừa thai nhiều hoặc thay đổi liệu trình không phù hợp sẽ dễ hình thành cục máu đông và gây đột quỵ.

Hay ở bệnh nhân đột quỵ do bệnh tim, sau đột quỵ lần 1 nếu không phối hợp với bác sĩ Tim mạch để tầm soát, điều trị và phòng ngừa thì đột quỵ có thể xảy ra lần nữa.

Do đó, đột quỵ không phải "trời kêu ai nấy dạ" mà chúng xuất phát từ chính những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đột quỵ cũng không phải bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nên đừng chủ quan, lơ là trong việc điều trị và phòng ngừa.

tái phát đột quỵĐột quỵ rất dễ tái phát và gây ra biến chứng nặng nề ở lần sau

II. Đối tượng dễ tái phát đột quỵ

Bên cạnh những người đã từng bị đột quỵ lần 1 sẽ có nguy cơ đột quỵ lần 2, thì còn có các đối tượng sau:

  • Người bị bệnh rung nhĩ (rối loạn nhịp tim)
  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Cholesterol cao
  • Khuyết tật van tim
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh đa hồng cầu

Và có các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, uống rượu bia, không kiểm soát cân nặng ở những người thừa cân, béo phì; không tập thể dục một cách thường xuyên và không tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

III. Cách ngăn ngừa tái phát đột quỵ

Theo TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM, người từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ tái phát cho biết, nếu đột quỵ lần thứ 3 nghĩa là bệnh nhân đó đã sắp tàn phế và không còn cơ hội để điều trị tốt nhất, tuy nhiên đa số đều tử vong cao ở lần 3 đột quỵ.

Vì vậy, đừng bao giờ nghĩ đột quỵ lần 2, 3, 4,… đều có thể được cứu sống, mà hãy phòng ngừa ngay sau đột quỵ lần đầu tiên bằng các biện pháp sau:

1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

kiểm soát nguy cơ tái phát đột quỵKiểm soát và điều trị tốt bệnh lý nền sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát

Để phòng ngừa tái phát đột quỵ, tốt nhất bạn nên chú trọng việc kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như:

  • Tăng huyết áp sẽ làm suy yếu động mạch.
  • Bệnh tim, trong đó có rung nhĩ khiến cho máu đọng lại trong tim, tạo thành cục máu đông di chuyển đến não.
  • Đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, bao gồm cả đột quỵ.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu
  • Cholesterol trong máu nếu tăng có thể dẫn đến sự ứ đọng của cholesterol lên thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa.
  • Hẹp động mạch chủ có triệu chứng
  • Ngưng thở khi ngủ khiến đường thở của bạn bị tắc nghẽn, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn, nhịp tim nhanh hơn và huyết áp cao hơn.

2. Tuân thủ điều trị

Bạn nên tái khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để tầm soát bệnh và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì việc không dùng thuốc theo hướng dẫn sẽ khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ tái phát cao hơn nhiều.

Không tuân thủ là uống không đúng, không đủ hay tự ý thêm, bớt liều. Mặc dù bỏ qua một liều hoặc lượng thuốc trong một ngày có thể không khiến bạn cảm thấy khác thường, nhưng lâu dài có thể gây nguy hiểm.

Nếu bạn bnăn khoăn về liều lượng thuốc của mình hoặc thất vọng vì không thấy kết quả, hãy trao đổi với bác sĩ.

chế độ ăn phòng đột quỵ tái phátNên bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày

3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng là một cách tuyệt vời để giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tái phát đột quỵ.

Ngoài việc chọn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc, hải sản, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ, bạn nên hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, muối, rượu và đường bổ sung. Những lựa chọn này có thể giữ cho huyết áp và mức cholesterol thấp hơn, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ lần thứ hai.

Nhiều người sống sót sau đột quỵ sẽ có cảm giác khó ăn do nuốt vướng hoặc cử động cánh tay hạn chế. Để giúp đỡ bệnh nhân, người nhà hoặc những người chăm sóc có thể tạo ra các bữa ăn với màu sắc và hương vị đậm đà hơn, cắt thức ăn thành những miếng vừa ăn hoặc chọn thức ăn mềm hơn, dễ nhai hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước, đảm bảo đủ 1.5 - 2 lít/ngày, cũng sẽ giúp cho việc ăn uống, nuốt, buồn nôn, khó chịu được cải thiện.

4. Vận động

Đột quỵ có thể hạn chế khả năng vận động của bạn, nhưng nếu duy trì các hoạt động nhỏ cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

Hãy bắt đầu với những động tác từ đơn giản đến khó. Lập biểu đồ tiến trình của bạn và tự hào về mỗi phút bạn hoạt động. Ngay cả 5 phút đi bộ hoặc vòng tay cũng có thể giúp ích cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bạn.

tập thể dục phòng chống đột quỵ tái phátVận động giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát đột quỵ

Tập thể dục cũng có thể xây dựng sự tự tin, tránh trầm cảm và lo lắng, và thực sự mang lại năng lượng cho bạn nhiều hơn.

Do đó, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể tránh béo phì bằng cách tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.

5. Thay đổi lối sống

- Cai thuốc lá: đây một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ, vì nó làm giảm lượng oxy trong máu. Điều đó lại khiến tim phải làm việc nhiều hơn và dễ hình thành cục máu đông.

Hút thuốc lá còn góp phần làm tăng huyết áp và bệnh đường hô hấp. Những người hút thuốc có nguy cơ tái phát đột quỵ cao gấp đôi so với những người không hút thuốc, vì vậy hãy từ bỏ thuốc lá hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân, gia đình, bác sĩ trong quá trình cai thuốc.

- Hạn chế uống rượu bia

- Giảm stress

- Sống lạc quan, vui vẻ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X