Nguyên nhân rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu (còn gọi là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu) là tình trạng không còn hiếm gặp hiện nay. Theo thống kê mới nhất của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có tới 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn lipid máu, tỷ lệ này ở dân thành thị thậm chí lên đến 44,3%. Vậy nguyên nhân rối loạn lipid máu là gì và cách điều trị ra sao?
Cơ chế gây ra rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng các chỉ số mỡ máu bất thường (thường là cao hơn). Bình thường, cholesterol được tạo ra bởi gan (80%) thông qua sự tổng hợp đường và đạm trong cơ thể, phần còn lại đến từ các thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Cholesterol được vận chuyển từ gan, qua mạch máu đến các tế bào, mô để thực hiện các chức năng như: Sản sinh năng lượng cho cơ thể, tạo thành các hormone, cấu thành nên tế bào,… Nếu cholesterol tại gan được sản xuất quá nhiều hoặc/và quá trình tiêu thụ cholesterol tại mô, tế bào suy giảm thì cholesterol tại máu sẽ bị ứ trệ, từ đó gây mỡ máu cao. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, viêm tụy, suy thận,…
Rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu khá đa dạng, thường bao gồm 2 loại: Rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn lipid máu thứ phát.
- Rối loạn lipid máu nguyên phát: Nguyên nhân này liên quan đến các yếu tố di truyền. Chúng bao gồm tình trạng: Tăng lipid máu gia đình kết hợp, đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL, tăng triglycerid máu gia đình.
- Rối loạn lipid máu thứ phát: Nguyên nhân này đến từ lối sống và các điều kiện y tế khác. Chúng bao gồm: Béo phì, đặc biệt là béo bụng; Mắc bệnh tiểu đường, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn chuyển hóa, hội chứng Cushing, bệnh viêm ruột,… ; Nghiện rượu; Tiêu thụ quá nhiều chất béo,…
- Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố rủi ro cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu bao gồm: Lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng một số loại thuốc, bị bệnh thận hoặc gan mạn tính, bệnh đường tiêu hóa, tuổi già, có cha mẹ hoặc ông bà bị rối loạn lipid máu.
Uống quá nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ bị rối loạn lipid máu
Phương pháp điều trị rối loạn lipid máu hiện nay
Để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chuyên gia khám, tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng bao gồm:
- Sử dụng thuốc điều trị: Thuốc được dùng trong trường hợp bệnh đã nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Hiện nay, có 4 nhóm thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn lipid máu, bao gồm:
+ Nhóm Statin: Thuốc giúp hạn chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol. Ngoài ra, statin còn giúp ổn định mảng xơ vữa, giảm sự kết dính của tiểu cầu, chống viêm,…
+ Nhóm Fibrat: Nhóm thuốc này giúp làm giảm sinh, tổng hợp cholesterol, đặc biệt là triglycreid,
ưu tiên cho người có chỉ số triglycerid cao.
+ Nhóm thuốc Ezetimibe: Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là tác động vào ruột, ngăn ngừa quá trình hấp thu cholesterol ngay từ ruột.
+ Điều trị thay thế bằng hormone sinh dục nữ (Estrogen): Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng cho phụ nữ đã mãn kinh.
Biện pháp thay đổi lối sống
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, người bị rối loạn lipid máu được chuyên gia khuyến khích có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, bao gồm:
- Giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như các chất béo có trong thịt đỏ, những sản phẩm sữa nguyên chất béo, carbohydrate tinh luyện, khoai tây chiên và thực phẩm chiên.
- Tập thể dục thường xuyên;
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, giảm cân nếu cần;
- Giảm uống rượu;
- Bỏ hút thuốc lá;
- Tăng tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa đa, như các loại hạt, đậu, cá, ngũ
cốc nguyên hạt và dầu ô liu;
- Ăn nhiều chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống như trên, các chuyên gia y tế khuyên người mắc rối loạn lipid máu sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Lipidcleanz để tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu mà không gây tác dụng phụ.
Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn
Lipidcleanz có thành phần chính là cao lá sen, kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,... giúp hỗ trợ điều trị, giảm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-C), VLDL-C, giảm triglycerid máu, giúp tăng cholesterol tốt (HDL-C. Sản phẩm giúp hạ mỡ máu thông qua cơ chế tăng cường vận chuyển cholesterol từ máu vào mô và tăng tiêu thụ cholesterol tại tế bào, mô, từ đó hạ mỡ máu mà vẫn đảm bảo người dùng khỏe mạnh, các chức năng của gan, thận được bảo toàn. Ngoài ra, Lipidcleanz còn giúp tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe ở những người bị máu nhiễm mỡ và hỗ trợ giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nhiều người bị rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ đã cải thiện hiệu quả bệnh nhờ sử dụng sản phẩm Lipidcleanz, tiêu biểu là ông Nguyễn Hữu Hải (54 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An). Ông Hải bị cả gan nhiễm mỡ nhẹ và rối loạn lipid máu nhưng sau 3 tháng dùng Lipidcleanz, chỉ số mỡ máu, mỡ gan của ông đã về mức bình thường. Xem thêm hành trình vượt qua bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ của ông Hải TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không và điều trị như thế nào hiệu quả? Chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh tư vấn TẠI ĐÂY.
Quý độc giả có thắc mắc về rối loạn lipid máu và sản phẩm Lipidcleanz, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006304 hoặc hotline 0917 214 851 / 0975 284 017 (gọi điện, Zalo, Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Minh Anh
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình