Hotline 24/7
08983-08983

Ai nên và không nên chủng ngừa viêm gan B?

Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao (khoảng 10-20%). Tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.

I. Vắc xin chủng ngừa bảo vệ được trong bao lâu?

Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin tự động sản sinh ra những kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Những kháng thể này có thể kéo dài từ 10-20 năm.

Những người đã tiêm vắc xin nhưng không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần được kiểm tra xét nghiệm kháng thể anti-HBs và tiêm những mũi theo lịch bổ sung. Nếu đã tiêm vắc xin phòng viêm gan B nhưng cơ thể không tạo được kháng thể thì phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo phác đồ chuẩn.

Nếu cơ thể đã có miễn dịch với viêm gan B, thì anti-HBs sẽ được phân thành 3 cấp bậc:

- Mức từ 0-10IU/ml: khả năng bảo vệ cơ thể của virus rất thấp, cần tiêm phòng vắc xin để tạo được kháng thể mạnh hơn.

- Mức từ 10-100IU/ml: cơ thể đã có kháng thể nhưng yếu, có thể cần phải tiêm nhắc lại một mũi vắc xin để tăng cường kháng thể.

- Lớn hơn 100-1000IU/ml: kháng thể trong cơ thể rất lớn, có thể miễn nhiễm với virus viêm gan B.

Vắc xin viêm gan B có tác dụng phòng ngừa từ 10 năm trở lênVắc xin viêm gan B có tác dụng phòng ngừa từ 10 năm trở lên.

II. Những đối tượng nên và không nên chủng ngừa viêm gan B

1. Ai nên chủng ngừa viêm gan B?

- Tất cả trẻ sơ sinh.

- Thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được chủng ngừa cũng nên được chủng ngừa.

Chủng ngừa viêm gan B cũng được khuyến cáo cho một số người lớn chưa được chủng ngừa:

- Những người có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B khi quan hệ tình dục:

+ Bạn tình có kháng nguyên bề mặt siêu vi B (HBsAg);

+ Những người có hoạt động tình dục không có mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng (ví dụ: những người có nhiều hơn một bạn tình trong 6 tháng trước đó);

+ Những người đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục;

+ Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

- Những người có nguy cơ phơi nhiễm viêm gan B khi tiếp xúc với máu qua da hoặc niêm mạc:

+ Những người gần đây hoặc đang tiêm chích ma túy;

+ Trong gia đình có người dương tính với HBsAg;

+ Cư dân và nhân viên của các cơ sở dành cho người khuyết tật chậm phát triển;

+ Nhân viên y tế, công an, bảo vệ… có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm máu;

+ Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, lọc máu tại nhà…;

+ Người mắc bệnh tiểu đường từ 19-59 tuổi; người mắc bệnh tiểu đường từ 60 tuổi trở lên được bác sĩ điều trị chỉ định tiêm vắc xin.

- Khác:

+ Du khách quốc tế đến các quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B trung bình hoặc cao;

+ Người nhiễm virus viêm gan C;

+ Những người bị bệnh gan mạn tính (xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, alanine aminotransferase (ALT) hoặc aspartate aminotransferase (AST) tăng gấp 2 bình thường);

+ Người nhiễm HIV;

+ Phạm nhân;

+ Nạn nhân của tấn công hoặc lạm dụng tình dục;

+ Bất cứ ai muốn được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B.

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng cần được chủng ngừa viêm gan BTrẻ sơ sinh là một trong những đối tượng cần được chủng ngừa viêm gan B.

2. Ai không nên chủng ngừa viêm gan B?

Vắc xin viêm gan B là một trong những loại vắc xin được khuyến cáo tiêm chủng đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây thì việc tiêm vắc xin viêm gan B có thể đem đến tác dụng ngược, gây tổn hại tới sức khỏe:

- Dị ứng vắc xin viêm gan B hoặc các thành phần có trong vắc xin;

- Dị ứng với nấm men;

- Dị ứng với neomycin (chống chỉ định với Twinrix).

III. Ai cần trì hoãn chủng ngừa viêm gan B?

Hoãn tiêm đối với người đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính (như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…).

Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, đẻ khó, mẹ bị sốt trước và sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật... cần được thăm khám cẩn thận trước khi tiêm.

IV. Đã bị viêm gan B thì có thể chủng ngừa được nữa hay không?

Vắc xin phòng viêm gan B chỉ có tác dụng với những người chưa từng mắc bệnh viêm gan B. Trong trường hợp xét nghiệm máu phát hiện đang nhiễm virus viêm gan B (HBsAg dương tính), cần thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi tình trạng bệnh, không cần tiêm phòng vắc xin.

V. Khi nào tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B?

Vắc xin viêm gan B không đáp ứng miễn dịch suốt đời, do đó lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo lượng kháng thể luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, sau 5 - 10 năm, trẻ em và người lớn nên nên tiêm nhắc 1 mũi kể từ đợt chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn trước đó.

Nên tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B khi nồng độ xuống thấp.

VI. Đến hẹn chích ngừa viêm gan B mũi thứ hai, nhưng bị cảm, phải làm sao?

Những người bị cảm nhẹ vẫn có thể được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Những người bị bệnh vừa hoặc nặng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh trước khi chủng ngừa viêm gan B.

Phần 1: Tổng quan về bệnh viêm gan B

Phần 2: Tầm soát, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Phần 3: Vắc xin và phác đồ tiêm phòng viêm gan B

Phần 4: Có thể chữa khỏi viêm gan B không?

Phần 6: Khi nào viêm gan B thành ung thư gan?

Phần 7: Dinh dưỡng cho người viêm gan B

Phần 8: Viêm gan B và phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X