Hotline 24/7
08983-08983

Viêm gan B và phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ

Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm 10-20% tổng dân số. Viêm gan siêu vi B lây truyền qua ba con đường: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và đường máu. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con phổ biến nhất do tỉ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%.

I. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B làm sao bảo vệ bé không lây từ mẹ?

Tùy vào thời điểm người mẹ mắc bệnh mà tỉ lệ truyền bệnh viêm gan B sẽ khác nhau.

- Nếu người mẹ mắc viêm gan B trong ba tháng đầu thai kỳ: tỉ lệ truyền sang con là 1%;

- Nếu người mẹ mắc viêm gan B trong ba tháng giữa thai kỳ: tỷ lệ truyền sang con là 10%;

- Nếu người mẹ mắc viêm gan B trong ba tháng cuối thai kỳ: tỷ lệ truyền sang con là 60-70%.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.

Để giảm nguy cơ trẻ nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B trong tương lai.

Ngoài một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường, trẻ sẽ tiêm một liều immunoglobulin nếu mẹ có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở).

Nếu mẹ có HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, trẻ sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường.

Tiếp tục tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B nhắc lại vào tháng thứ 2 và tháng thứ 4 như những trẻ khác.

rẻ cần tiêm vắc xin viêm gan B và immunoglobulin ngay sau khi sinh càng sớm càng tốtTrẻ cần tiêm vắc xin viêm gan B và immunoglobulin ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt.

II. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào thời điểm nào và bằng cách nào?

Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con vào ba thời điểm:

- Thời kỳ mang thai

- Chuyển dạ đẻ

- Thời kỳ cho con bú

1. Thời kỳ mang thai

Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền từ mẹ sang con, không quá 2%. Nguyên nhân là do giữa máu mẹ bầu và thai nhi không tiếp xúc với nhau mà được ngăn cách bởi một hàng rào nhau thai, đây cũng là nơi trao đổi chất dinh dưỡng.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhau thai gồm 4 lớp: Nội mô mao mạch máu, mô liên kết, lá nuôi tế bào và lá nuôi hợp bào. Sau tháng thứ 4, lá nuôi tế bào biến mất, lá nuôi hợp bào trở nên rất mỏng và mô liên kết giảm đi đáng kể, do đó hàng rào nhau thai trở nên rất mỏng manh. Chỉ cần một chấn động nhẹ sẽ làm tổn thương hàng rào nhau thai, tăng khả năng máu của mẹ tiếp xúc với máu thai nhi, điều này dẫn đến lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con.

2. Trong lúc chuyển dạ đẻ

Có hơn 90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong giai đoạn này.

Khi tử cung người mẹ bắt đầu co thắt, các mạch máu nơi nhau thai bám cũng bị co thắt khiến máu của mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con. Hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền viêm gan B sẽ diễn ra trong thời điểm này.

Nếu mẹ có HbsAg dương tính và HbeAg dương tính, 90% trẻ sẽ bị lây truyền. Hoặc mẹ có HbsAg dương tính và HbeAg âm tính, khả năng lây truyền sang con là 10%.

Chuyển dạ đẻ là giai đoạn trẻ dễ lây viêm gan B từ mẹChuyển dạ đẻ là giai đoạn trẻ dễ lây viêm gan B từ mẹ.

3. Thời kỳ cho con bú

Trong thời kỳ cho con bú, khả năng lây nhiễm viêm gan siêu vi B rất thấp và cực kỳ hiếm. Mặc dù đã có phát hiện HBV DNA trong sữa non của mẹ có HBsAg dương tính nhưng nồng độ rất thấp. Do đó, khả năng lây nhiễm qua dịch này cũng rất thấp.

Nếu đầu vú của mẹ bị nứt, chảy máu hoặc tổn thương, miệng của trẻ cũng bị tổn thương chảy máu, huyết thanh chứa virus viêm gan B từ đầu vú của mẹ tiếp xúc với máu của trẻ bú trực tiếp. Kết quả là bé nhiễm viêm gan B từ mẹ.

Do đó, khi các bà mẹ bị viêm gan B cho con bú cần chăm sóc đầu vú kỹ càng, tránh để bị nứt hay tổn thương.

III. Đang cho con bú, có được tiêm viêm gan B?

Mẹ đang cho con bú không phải là chống chỉ định với tiêm vắc xin viêm gan B. Vì vậy, việc tiêm phòng ở trường hợp này không ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và bé.

Nếu nồng độ kháng thể đủ thì người mẹ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi, nếu không đủ thì tiêm lại từ đầu theo phác đồ 0-1-6 hoặc 0-1-2-12.

IV. Đang chích ngừa viêm gan B, có bầu, có nên chích tiếp?

Theo nguyên tắc phòng ngừa chủ động, sau khi tiêm vắc xin viêm gan B nên tránh thai khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu đang tiêm ngừa viêm gan B mà biết có thai thì nên tạm ngưng.

Vắc xin viêm gan B ở dạng không hoạt động, tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng khi đang mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ thường suy giảm, do đó việc đáp ứng vắc xin sẽ khiến hiệu quả xét nghiệm khó đánh giá chính xác tình trạng bệnh phát triển trong cơ thể.

Đang chủng ngừa viêm gan B mà có thai thì nên ngưng tiêmĐang chủng ngừa viêm gan B mà có thai thì nên ngưng tiêm.

V. Viêm gan B khi mang thai điều trị thế nào?

Phụ nữ đang mang thai bị viêm gan B cần bình tĩnh và đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị.

Khi xuất hiện những triệu chứng của viêm gan B như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm, sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, thai phụ nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm máu.

Nếu kết quả xét nghiệm máu thể hiện viêm gan B, thai phụ cần nghe tư vấn từ bác sĩ và theo dõi sức khỏe, kiểm tra định kỳ. Nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng cần nhập viện ngay lập tức.

Nhiễm viêm gan B cấp tính trong khi mang thai thường là không nghiêm trọng và không liên quan tỷ lệ tử vong hoặc sinh quái thai. Do đó, nhiễm viêm gan B cấp trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.

Phụ nữ nhiễm viêm gan B mạn tính không có bệnh gan tiến triển thường dung nạp tốt việc mang thai. Tuy nhiên, do bệnh nhân đôi khi xuất hiện đợt bùng phát viêm gan, cần theo dõi sát những người mẹ có HBsAg dương tính. Nên xét nghiệm sinh hóa gan 3 tháng/lần khi mang thai và 6 tháng/lần sau khi sinh. Có thể xét nghiệm HBV DNA đồng thời hoặc khi có ALT tăng.

Các yếu tố khác nhau cần phải xem xét khi quyết định điều trị kháng virus trong quá trình mang thai bao gồm chỉ định, dự kiến thời gian điều trị, nguy cơ ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi, hiệu quả và nguy cơ xuất hiện kháng thuốc. Sức khỏe của người mẹ và thai nhi phải được xem xét độc lập khi quyết định điều trị. Sự an toàn của phơi nhiễm với thuốc ở thai nhi cần phải được cân nhắc với nguy cơ ngừng hoặc thay đổi điều trị cho người mẹ.

Nếu người mẹ bị viêm gan B, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B thông thường và immunoglobulin trong vòng 12-24 giờ đầu sau khi sinh để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ. Sau đó tiêm nhắc lại như những trẻ khác.

VI. Muốn mang thai khi bị viêm gan B phải làm sao?

Phụ nữ nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, trước khi mang thai, các chị em phải điều trị viêm gan B ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Song song đó, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ cho chỉ định phù hợp.

Phần 1: Tổng quan về bệnh viêm gan B

Phần 2: Tầm soát, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Phần 3: Vắc xin và phác đồ tiêm phòng viêm gan B

Phần 4: Có thể chữa khỏi viêm gan B không?

Phần 5: Ai nên và không nên chủng ngừa viêm gan B?

Phần 6: Khi nào viêm gan B thành ung thư gan?

Phần 7: Dinh dưỡng cho người viêm gan B

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X