Hotline 24/7
08983-08983

Vắc xin và phác đồ tiêm phòng viêm gan B

Vắc xin phòng viêm gan B cho khả năng phòng bệnh lên đến 95%, vì vậy trẻ em và người lớn cần được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ số mũi tiêm theo khuyến cáo để đủ kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B.

I. Các loại vắc xin và giá tiêm phòng viêm gan B

1. Vắc xin viêm gan B người lớn

Gồm có 2 loại:

Vắc xin Engerix B 1ml, sản xuất tại Bỉ. Giá bán lẻ 235.000 đồng. Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu 282.000 đồng.

Vắc xin Euvax B 1ml, sản xuất tại Hàn Quốc. Giá bán lẻ 170.000 đồng. Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu 204.000 đồng.

vắc xin viêm gan B giữa người lớn và trẻ nhỏTùy vào loại vắc xin và đối tượng tiêm mà giá có sự khác nhau

2. Vắc xin viêm gan B trẻ em

Gồm 3 loại như sau:

Vắc xin Euvax B 0.5ml, sản xuất tại Hàn Quốc. Giá bán lẻ 116.000 đồng. Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu 140.000 đồng.

Vắc xin Hepavax Gene 0.5ml, sản xuất tại Hàn Quốc. Giá bán lẻ 145.000 đồng. Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu 174.000 đồng.

Vắc xin Engerix B 0.5ml, sản xuất tại Bỉ. Giá bán lẻ 190.000 đồng. Giá mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu 228.000 đồng.

II. Phác đồ tiêm phòng viêm gan B

1. Phác đồ chích ngừa viêm gan B với trẻ em, trẻ sơ sinh

Trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành sẽ được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B theo 2 phác đồ như sau:

Thứ nhất, phác đồ khi mẹ không nhiễm viêm gan B

Liều 1: Trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra đời, bác sĩ sẽ tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B.

Liều 3-4: Khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ tiến hành ba liều tiếp (kèm vắc xin 6 trong 1 hay 5 trong 1), khoảng cách giữa các liều là 1 tháng.

Thứ hai, phác đồ khi mẹ nhiễm bệnh viêm gan B

Phác đồ 0-1-2-12

Liều 1: Trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra đời, bác sĩ sẽ tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B.

Liều 2: Khi trẻ được 1 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm.

Liều 3: Lúc trẻ 2 tháng tuổi.

Liều 4: Tiêm nhắc lại cách 12 tháng từ liều 3.

phác đồ tiêm phòng viêm gan B cho trẻPhác đồ tiêm vắc xin cho trẻ dựa vào lúc mang thai mẹ có bị viêm gan B hay không

Phác đồ 0-1-6-18

Liều 1: Trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra đời, bác sĩ sẽ tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B.

Liều 2: Khi trẻ được 1 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm.

Liều 3: Cách 5 tháng từ liều 2 nghĩa là khi trẻ 6 tháng tuổi.

Liều 4: Trẻ đủ 18 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm.

2. Phác đồ chích ngừa viêm gan B với người lớn

Khác với trẻ nhỏ, ở người lớn sẽ phải làm xét nghiệm máu trước để xem có nhiễm hay có kháng thể viêm gan B chưa, sau đó mới có chỉ định tiêm phòng.

- Trường hợp xét nghiệm đã có kháng thể bảo vệ thì không cần tiêm

- Trường hợp chưa từng bị nhiễm viêm gan B, cần tiêm phòng ngay theo phác đồ:

Mũi 1: lần đầu đến tiêm

Mũi 2: một tháng sau mũi 1

Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1

- Trường hợp đang nhiễm viêm gan B không tiêm ngừa vì vắc xin sẽ không có tác dụng mà cần phải điều trị.

III. Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng viêm gan B

1. Trước khi tiêm phòng viêm gan B

- Đêm trước khi đi tiêm cần nghỉ ngơi, ngủ sớm, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, tránh stress.

- Không nên nhịn đói hoặc ăn quá no khi tiêm phòng.

dinh dưỡng trước và sau khi tiêm viêm gan BTrước và sau khi nghiêm ngừa viêm gan B vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

- Xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết bản thận có mắc bệnh viêm gan B không

+ Nếu HBsAg dương tính (đã mắc bệnh), việc tiêm phòng sẽ không hiệu quả mà cần phải điều trị.

+ Nếu antiHBs dương tính (có kháng thể) không cần phải chích ngừa nữa.

+ Nếu HBsAg và antiHBs âm tính (chưa mắc bệnh) thì nên tiêm ngừa.

2. Sau khi tiêm phòng viêm gan B

Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, kể cả người lớn và trẻ em đều cần ngồi lại cơ sở tiêm chủng theo dõi tối thiểu 30 phút.

Nếu không phát hiện các dấu hiệu bất thường có thể ra về, tuy nhiên nếu gặp triệu chứng như: nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ sau khi rời khỏi cơ sở y tế, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của con trong khoảng 24 - 48 giờ tiếp theo. Nếu trẻ tỉnh táo, thân nhiệt và nhịp thở bình thường, vùng da tiêm không sưng, mẩn đỏ hay phát ban thì có thể yên tâm bé đã an toàn với mũi vắc xin.

Lưu ý:

- Cần cho trẻ mặc đồ thoải mái

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung thêm nước.

- Không nên đụng hay đắp bất cứ thứ gì vào vết tiêm của trẻ.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm.

- Chườm lạnh để giúp con giảm sưng đau.

 

Nội dung bài viết:
I. Các loại vắc xin và giá tiêm phòng viêm gan B
1. Vắc xin viêm gan B người lớn
2. Vắc xin viêm gan B trẻ em
II. Phác đồ tiêm phòng viêm gan B
1. Phác đồ chích ngừa viêm gan B với trẻ em, trẻ sơ sinh
Thứ nhất, phác đồ khi mẹ không nhiễm viêm gan B
Thứ hai, phác đồ khi mẹ nhiễm bệnh viêm gan B
2. Phác đồ chích ngừa viêm gan B với người lớn
III. Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng viêm gan B
1. Trước khi tiêm phòng viêm gan B
2. Sau khi tiêm phòng viêm gan B

 

Mời bạn đọc đón xem tiếp:

Phần 1: Tổng quan về bệnh viêm gan B

Phần 2: Tầm soát, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Phần 4: Có thể chữa khỏi viêm gan B không?

Phần 5: Ai nên và không nên chủng ngừa viêm gan B?

Phần 6: Khi nào viêm gan B thành ung thư gan?

Phần 7: Dinh dưỡng cho người viêm gan B

Phần 8: Viêm gan B và phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X