ThS.BS Trần Anh Tuấn: Mẹ bầu bị viêm gan B, làm sao tránh lây nhiễm cho con?
ThS.BS Trần Anh Tuấn giải đáp: nếu đang trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu phát hiện mình bị viêm gan B thì có lây sang cho con không, thuốc điều trị có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hãy cùng Cổng thông tin sức khỏe Alobacsi trao đổi vấn đề này cùng với ThS.BS Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, với chủ đề “Mẹ bầu bị viêm gan B, làm sao tránh lây nhiễm cho con?” nhé!
1. Chuyện mang thai và sinh con luôn và vấn đề khiến phụ nữ lo lắng, nhất là với người có bệnh mạn tính, chẳng hạn như viêm gan B. Xin BS cho biết, phụ nữ bị viêm gan B cần chuẩn bị thế nào trước khi mang thai?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Đầu tiên nói về những người phụ nữ chưa mắc bệnh, chưa có miễn dịch hoặc chưa có kháng thể với viêm gan B thì nên đi tiêm ngừa viêm gan B. Tiêm ngừa chỉ 3 mũi trong 6 tháng sẽ có tác dụng trên 95%.
Những trường hợp đã nhiễm viêm gan B, cần khám chuyên khoa Gan - mật. Về chuyên môn, nếu có nồng độ virus cao sẽ được điều trị đưa về nồng độ virus thấp để giảm khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong khi mang thai cũng như sau khi sinh.
Để biết mình có bị nhiễm viêm gan B hay không, phụ nữ nên làm xét nghiệm máu HbsAg nếu dương tính thì có nhiễm bệnh. Nếu làm thêm xét nghiệm HbeAg cho kết quả dương tính thì đang có khả năng lây bệnh.
Về chuyên khoa sâu hơn, dựa vào xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, bác sĩ sẽ chẩn đoán người lành mang bệnh hay đang phát triển. Nếu đang phát triển với tải lượng virus cao sẽ được điều trị trước, ổn định rồi mới mang thai. Trường hợp người lành mang bệnh sẽ sinh con trước và tiêm phòng trong vòng 12 giờ để phòng ngừa cho em bé.
Thực tế, những triệu chứng lâm sàng của viêm gan B chỉ thoáng qua, khởi đầu sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, vàng mắt, vàng da hoặc chán ăn nhưng đa số không có triệu chứng, BS dựa vào kết quả xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan B.
2. Viêm gan B lây qua những đường nào, và riêng với đường từ mẹ sang con thì khả năng lây có khác nhau giữa các giai đoạn của thai kỳ không, thưa BS?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Viêm gan B lây qua 3 đường chính:
- Đường máu: những người dùng chung kim tiêm, dùng chung bàn chải đánh răng.
- Quan hệ tình dục không được bảo vệ.
- Truyền từ mẹ sang con, đây là đường lây truyền chủ yếu nhất. Tuy nhiên tỉ lệ lây truyền trong thai kỳ sẽ khác nhau, chẳng hạn lây qua tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) là 10%, tam cá nguyệt thứ 3 là 90%.
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con chủ yếu trong giai đoạn sinh con, khi bé tiếp xúc với máu và dịch tiết của người mẹ nhiễm bệnh.
3. Trường hợp mẹ bầu mới bị lây viêm gan B trong thai kỳ (chẳng hạn lây từ chồng), lúc này họ nên làm gì để an toàn cho bé ạ?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Khi khám thai trong 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm tổng quát trong đó có xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh lây qua đường tình dục hoặc đường máu: viêm gan B, giang mai, HIV.
Nếu bị nhiễm viêm gan B, bác sĩ sẽ cho làm thêm một số xét nghiệm: men gan, HbsAg để nhận biết virus đang trong giai đoạn hoạt động hay ngủ yên, khả năng lây bệnh cao hay không?
Quan trọng nhất ở thời điểm tuần 24 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm đo nồng độ virus hoặc tải lượng virus. Nếu tỉ lệ 10^6 copies trở lên sẽ dùng thuốc điều trị viêm gan B cho người mẹ để phòng ngừa lây sang thai nhi, thuốc này sẽ được điều trị từ tuần 28 của thai kỳ.
4. Xin BS cho biết, trong thai kỳ, việc điều trị viêm gan B được tiến hành khi nào và có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Đầu tiên cần xác định điều trị viêm gan B trong thai kỳ sẽ phòng ngừa lây bệnh cho thai nhi, ít nhất giảm được 5% và không gây hại cho thai nhi. Thời gian điều trị từ tuần 28 của thai kỳ đến khi sinh con.
Những trường hợp virus đang hoạt động, có HbsAg dương tính, HbeAg dương tính nếu không điều trị thì tỉ lệ lây cho thai nhi rất cao. Nếu điều trị thì tỉ lệ lây sang thai nhi còn 10%, nếu người mẹ uống thuốc sẽ giảm thêm 5%. Như vậy tỉ lệ lây bệnh cho thai nhi chỉ còn dưới 5%.
Việc điều trị này cần được sự theo dõi của chuyên khoa về viêm gan, sau khi sinh người mẹ vẫn tiếp tục được điều trị và chỉ khi bác sĩ đưa ra y lệnh tạm ngưng khi bệnh đã ổn định, không nên tự ý sử dụng và ngưng điều trị vì có thể gây tình trạng kháng thuốc.
7. Sau khi chào đời, bé có cần xét nghiệm kiểm tra ngay là có nhiễm viêm gan B hay không ạ? Đối với bé sơ sinh của sản phụ bị viêm gan B, BS sẽ tiêm kháng thể kháng viêm gan B và vắc xin ngừa viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh. Nếu như bé đã bị lây viêm gan B từ khi trong bụng mẹ thì tiêm ngừa như trên có tác dụng như thế nào?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Người mẹ bị nhiễm viêm gan B sẽ lây 90% trong khi sinh và sau khi sinh. Như vậy việc tiêm ngừa có tác dụng cho trường hợp chưa bị nhiễm bệnh. Những trường hợp thai nhi đã nhiễm virus từ trong bụng mẹ thì việc tiêm ngừa không còn tác dụng.
Thực tế theo chương trình tiêm chủng quốc gia, có nhiều nơi ở vùng xa không được khám sàng lọc trước khi mang thai để biết người mẹ có bị nhiễm viêm gan B hay không. Do đó chương trình quốc gia cần được bao phủ và ra quy định tiêm vắc-xin viêm gan B cho tất cả những em bé được sinh ra trong vòng 24 tiếng, trừ trường hợp nhẹ cân và chống chỉ định.
Trường hợp được xét nghiệm trước, tức là xác định người mẹ có nhiễm viêm gan B hay không, vấn đề này không bắt buộc nhưng vẫn khuyến khích nên tiêm ngừa vắc-xin trong vòng 24 tiếng.
Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm có nguy cơ lây hay không thì bé sẽ được tiêm kháng thể với liều lượng gấp đôi với trường hợp có nguy cơ lây, liều lượng một nửa nếu không có nguy cơ lây và kèm tiêm ngừa vắc -xin.
8. Có trường hợp nào người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng em bé trong bụng lại không sao và được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh không ạ? Điều đó được lý giải như thế nào thưa BS?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Việc này tùy theo người mẹ bị viêm gan B có khả năng lây cao hay thấp.
- Nếu người mẹ có khả năng lây cao, nếu em bé không được tiêm ngừa thì 80-90% sẽ bị lây nhiễm và trong đó 90% sẽ trở thành mạn tính, tức là bị suốt đời, sau này nguy cơ bệnh nặng sẽ chiếm 25%.
- Nếu trường hợp người mẹ có khả năng lây thấp: HbsAg dương tính, HbeAg âm tính nếu không được tiêm ngừa sẽ có khoảng 20-30% em bé bị lây nhiễm. Với những trường hợp này, có xác suất khoảng 70-80% em bé khỏe mạnh.
9. Mẹ bị viêm gan B có cho con bú được không, thưa BS? Virus viêm gan B có truyền qua sữa không ạ?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Việc lây bệnh qua đường sữa là có nhưng nồng độ virus trong sữa không cao.
Những em bé đã được tiêm ngừa vắc-xin cũng như tiêm ngừa kháng thể rồi thì mẹ vẫn có thể cho bé bú. Điều quan trọng khi cho bé bú, mẹ không được để tưa núm vú, không chảy máu vì máu mang nhiều virus hơn và gia tăng khả năng lây nhiễm cho em bé hơn.
10. Theo BS, trong thời gian cho con bú, sản phụ có thể điều trị bệnh viêm gan B không, hay phải chờ đến khi ngưng cho bú? Thuốc có tiết qua sữa, hay làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa không ạ?
ThS.BS Trần Anh Tuấn:
Nếu người mẹ đang cho con bú mà điều trị viêm gan B vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Chuyện ngừng uống thuốc là do bác sĩ chuyên khoa quyết định, người mẹ không tự quyết định.
Nếu có thắc mắc về sức khỏe, kính mời bạn đọc đặt câu hỏi và gửi về chương trình thông qua: Ngoài
ra, quý bạn đọc có thể theo dõi nhiều buổi trò chuyện của các bác sĩ -
chuyên gia, chia sẻ những thông tin thiết thực về việc bảo vệ sức khỏe
tại kênh: AloBacsi - video. |
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình