Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao có giấc ngủ ngon sau đột quỵ?

Hơn 1 nửa số người sống sót sau đột quỵ bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Việc ngủ kém có thể làm chậm quá trình phục hồi, gây trầm cảm và thậm chí dẫn đến các vấn đề trí nhớ. Tuy nhiên có nhiều cách để bạn cải thiện triệu chứng này.

I. Vai trò của giấc ngủ trong phục hồi đột quỵ

Giấc ngủ chất lượng có nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với những người sống sót sau đột quỵ. Ngủ ngon sẽ hỗ trợ tái tạo lại các kết nối thần kinh của não, giúp bệnh nhân lấy lại các chức năng về nhận thức và vận động.

Ngược lại, nếu giấc ngủ bị gián đoạn có thể có tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi sau đột quỵ. Khiến cho việc phục hồi thể trạng cơ thể chậm hơn và kém hiệu quả hơn.

Phục hồi sau đột quỵ cũng đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và có lẽ quan trọng nhất là nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và đồng cảm từ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, cũng cần ghi nhớ là không phải tất cả những di chứng sau đột quỵ đều có thể được cải thiện bằng giấc ngủ. Một số tình trạng mệt mỏi sau đột quỵ có thể do các yếu tố khác gây ra có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hôn mê bất kể họ có ngủ nhiều hay không.

II. Các vấn đề thường gặp về giấc ngủ sau đột quỵ

Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nhiều về giấc ngủ, khiến họ bị mất ngủ, rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ hoặc rối loạn chu kỳ ngủ - thức.

mất ngủ sau đột quỵBệnh nhân sau đột quỵ thường bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề liên quan giấc ngủ

1. Mất ngủ

Mất ngủ là việc không có khả năng đi vào giấc ngủ. Những người bị đột quỵ thường gặp vấn đề về việc ngủ đủ giấc và buồn ngủ nhiều trong ngày, nhưng với một số người sống sót sau đột quỵ lại gặp vấn đề do ngủ quá nhiều.

2. Rối loạn nhịp thở

Rối loạn nhịp thở ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của bệnh nhân trong khi ngủ. Các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết bao gồm ngáy, nghẹt thở, thở hổn hển và ngưng thở trong khi ngủ. Trong đó, ngáy và ngưng thở khi ngủ là những rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ phổ biến nhất sau đột quỵ. Nguy hiểm nếu chu kỳ thở không ổn định có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khác.

3. Rối loạn chu kỳ ngủ - thức

Chu kỳ ngủ - thức bao gồm khoảng 16 giờ thức vào ban ngày và 8 giờ ngủ vào ban đêm. Quá trình này được kiểm soát bởi nhịp sinh học của cơ thể.

Trong hầu hết mọi người đều có thói quen ngủ khi trời tối và thức vào ban ngày, nhưng một số người sống sót sau cơn đột quỵ thì lịch trình ngủ - thức này có thể không giữ được và bị đảo ngược.

III. Điều trị các vấn đề về giấc ngủ sau đột quỵ

Có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và rối loạn chu kỳ ngủ - thức. Dưới đây là một số phương pháp như sau:

1. Thư giãn tâm trí và cơ thể

cải thiện giấc ngủ bằng thiềnThiền là một trong những phương pháp tốt giúp bệnh nhân sau đột quỵ có thể cải thiện giấc ngủ của mình

Từ việc uống thuốc kê đơn cho đến thay đổi thói quen trước khi đi ngủ, nhưng chứng mất ngủ bám lấy bạn dai dẳng, thì bạn có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ để điều trị chẳng hạn như tập thư giãn, thiền hay các bài tập thở.

2. Cải thiện hơi thở

Đối với các rối loạn nhịp thở liên quan đến giấc ngủ, như ngưng thở khi ngủ thì thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả. Máy CPAP sẽ cung cấp các luồng khí nhỏ để ngăn chặn bất kỳ sự tắc nghẽn nào xảy ra đối với đường thở.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện sử dụng CPAP thì có những lựa chọn thay thế khác, ví dụ như sử dụng máng ngậm giúp ngăn nghiến răng và giữ cho lưỡi không bị lệch. Đây là một cách rất hiệu quả và hợp túi tiền để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ của bạn.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật mở rộng đường thở có thể hữu ích trong việc giảm các vấn đề về hô hấp liên quan đến giấc ngủ.

3. Sử dụng liệu pháp ánh sáng

Đối với rối loạn chu kỳ ngủ - thức, liệu pháp ánh sáng là một lựa chọn tốt. Điều này thường được sử dụng cho những bệnh nhân đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhịp sinh học của họ.

Liệu pháp ánh sáng có thể giúp thiết lập lại đồng hồ đồng hồ sinh học. Thông thường, điều này được thực hiện vào buổi sáng, bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng 30 phút.

4. Thay đổi thói quen

ngủ ngon sau đột quỵThay đổi thói quen lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ ngủ ngon hơn

Bất kể bạn đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ nào, dưới đây là một số mẹo hay bạn có thể thực hiện ngay để cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa đột quỵ lần thứ hai, bao gồm:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Điều này sẽ tạo thói quen và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và luôn ngủ ngon.
  • Vận động nhiều hơn trong ngày, như đi bộ hoặc tập thể dục.
  • Phơi nắng và ánh sáng mỗi ngày.
  • Nếu nơi bạn sống hay ồn ào vào ban đêm, bạn có thể ngăn tiếng ồn bằng cách sử dụng tai nghe chống ồn.
  • Tạo không gian ngủ tối bằng việc sử dụng rèm cản sáng và luôn giữ phòng ở nhiệt độ mát mẻ và dễ chịu.
  • Cố gắng tránh dùng đồ điện tử trong 30 phút trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy chọn phương pháp đọc sách sẽ tốt hơn.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang hồi phục sau đột quỵ. Nó đóng một vai trò đặc biệt trong việc chữa lành não và hỗ trợ phục hồi thể chất. Bạn có thể sử dụng các biện pháp trên để giúp cải thiện giấc ngủ của mình và giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn, phòng tránh đột quỵ xảy ra.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X