Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ thùy trán ảnh hưởng đến chức năng nào của cơ thể?

Thùy trán là phần lớn nhất của não, có nhiệm vụ xử lý các chức năng nhận thức, bao gồm cả ngôn ngữ và trí nhớ. Do đó, việc phục hồi sau đột quỵ thùy trán có thể đặc biệt khó khăn hơn so với các thùy còn lại.

I. Chức năng của thùy trán

Thùy trán là thùy lớn nhất trong 4 thùy chính (3 thùy còn lại: thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm) của vỏ đại não, nó nằm ở phía trước não, bao gồm hai thùy ghép đôi được gọi là vỏ não trước bên trái và vỏ não trước bên phải.

Thùy trán có nhiệm vụ như sau:

  • Về lời nói và ngôn ngữ: Nửa trái của thùy trán giúp hình thành suy nghĩ thành câu hoàn chỉnh. Các bộ phận khác của thùy trán cũng giúp hỗ trợ về kỹ năng ngôn ngữ.
  • Kỹ năng vận động: Thùy trán là nơi có vỏ não vận động chính, giúp điều khiển các cử động của cơ, từ đó cho phép bạn có thể đi bộ, chạy và thực hiện hầu hết mọi hoạt động thể chất mà bạn nghĩ đến.
  • Chức năng điều hành: Thùy trán đóng vai trò quan trọng đối với khả năng lập kế hoạch, ra quyết định, quản lý nhu cầu của một người và thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Nó cũng đóng một vai trò lớn trong việc tạo sự chú ý và sự tập trung.
  • Kỹ năng cảm xúc: Thùy trán giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của người khác hơn.

đột quỵ thùy tránThùy trán chiếm diện tích lớn nhất của não bộ và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng

II. Nguyên nhân gây đột quỵ ở thùy trán

Có 2 loại đột quỵ có thể ảnh hưởng đến thùy trán nói riêng và tất cả các khu vực khác của não nói chung.

Đầu tiên, đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch não, khiến máu không thể lưu thông lên não để cung cấp oxy và dinh dưỡng. Thứ hai, là đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một động mạch não bị vỡ hoặc rỉ máu.

Do thùy trán chiếm phần lớn của não nên khả năng đột quỵ thùy trán rất cao. Hơn nữa, thùy trán được chia thành hai bán cầu, mỗi bán cầu lại điều khiển khả năng vận động của phía đối diện cơ thể.

Tức là khi bạn bị đột quỵ thùy trán bên phải thì sẽ xảy ra tình trạng suy giảm vận động bên phía nửa trái của cơ thể. Và ngược lại, đột quỵ thùy trán bên trái có thể làm suy giảm vận động phần cơ thể bên phải.

Tuy nhiên, suy giảm vận động không phải là tác động duy nhất của đột quỵ thùy trán.

III. Ảnh hưởng của đột quỵ thùy trán

Thùy trán kiểm soát một loạt các chức năng của cơ thể. Do đó, khi nó bị tổn thương bởi tác động của một cơn đột quỵ, bất kỳ chức năng nào trong số này đều có thể bị hư hại.

Dưới đây là một số ảnh hưởng do đột quỵ thùy trán gây ra:

  • Liệt nửa người: Điều này liên quan đến sự yếu hoặc tê liệt ở một bên của cơ thể, thường là bên đối diện của cơn đột quỵ xảy ra bên bán cầu não trái hoặc phải.
  • Khó khăn về lời nói: xảy ra khá phổ biến sau một cơn đột quỵ thùy trán trái, vì bán cầu não trái thường là trung tâm ngôn ngữ của não.
  • Chứng khó nuốt: Các vấn đề về khả năng nuốt có thể xảy ra sau đột quỵ thùy trán. Một số trường hợp đột quỵ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải đặt ống truyền thức ăn.

ảnh hưởng đột quỵ thùy tránĐột quỵ thùy trán khiến bệnh nhân bị tê liệt nửa người, khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

  • Mất khả năng phối hợp: điều này có thể xảy ra khi khả năng kiểm soát cử động của thùy trán bị tổn hại.
  • Không kiểm soát tiểu tiện: Khi bệnh nhân bị mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột họ có thể bị tình trạng tiểu không tự chủ.
  • Suy luận kém: Bởi vì thùy trán kiểm soát nhận thức về không gian của con người, nên khi đột quỵ xảy ra nó sẽ làm tình trạng suy luận, phán đoán bị suy giảm.
  • Sa sút trí tuệ: Điều này là do một số kỹ năng nhận thức quan trọng bị mất sau đột quỵ, dẫn đến việc bệnh nhân bị mất trí nhớ và các vấn đề về chú ý.
  • Thay đổi hành vi: Một số bệnh nhân đột quỵ thùy trán có thể gặp những thay đổi nhỏ hơn trong hành vi, như cáu kỉnh hoặc bốc đồng.
  • Thay đổi tính cách: Khi đột quỵ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và niềm tin của một người, nó có thể dẫn đến thay đổi tính cách của người đó.
  • Thiếu hụt nhận thức: Thùy trán đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động điều hành. Đột quỵ ở khu vực này có thể làm suy giảm khả năng suy nghĩ, đưa ra quyết định và quản lý các nhu cầu của bệnh nhân.

Não tự chữa lành sau đột quỵ Não có thể tự chữa lành sau đột quỵ nhờ vào tính mềm dẻo của não bộ

IV. Cách chữa lành não sau đột quỵ thùy trán

Mặc dù ảnh hưởng của đột quỵ thùy trán có thể gây tổn hại đối với sức khỏe cơ thể, nhưng không phải là vĩnh viễn. Trên thực tế, bộ não của chúng ta có thể “phân công” lại các chức năng cho các phần khỏe mạnh của não để giúp giải quyết những phần bị ảnh hưởng.

Quá trình này được gọi là tính mềm dẻo thần kinh, nó cho phép bệnh nhân phục hồi sau những ảnh hưởng do đột quỵ gây ra. Thông qua việc lặp đi lặp lại các hoạt động cơ thể hàng ngày (như cầm, nắm, co duỗi tay, chân,…), bạn sẽ kích hoạt tính linh hoạt thần kinh, từ đó giúp khôi phục lại các khả năng đã bị mất.

Sự lặp lại sẽ kích thích não bộ và hình thành các dây thần kinh mới để dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa các vùng khác nhau trong cơ thể. Bạn càng thực hành nhiều bài tập vận động, các đường dẫn thần kinh này càng trở nên mạnh mẽ và chức năng của bạn càng được cải thiện.

Do đó, ngay cả khi bị tổn thương thùy trán, bạn vẫn có thể lấy lại chức năng thông qua việc phục hồi chức năng.

V. Quá trình phục hồi chức năng đột quỵ

phục hồi sau đột quỵ thùy tránBệnh nhân đột quỵ nên được tập luyện càng sớm càng tốt để mau chóng phục hồi và lấy lại các khả năng vận động và trí tuệ.

Để phục hồi chức năng sau đột quỵ, bạn sẽ cần phải tham gia các liệu pháp phục hồi chức năng. Dưới đây là một số liệu pháp có thể giúp bạn phục hồi thành công sau đột quỵ thùy trán:

  • Bài tập trị liệu ngôn ngữ: Nếu đột quỵ thùy trán của bạn gây ra chứng mất ngôn ngữ, hãy bắt đầu các bài tập trị liệu ngôn ngữ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ là người hướng dẫn bạn cách lấy lại kỹ năng ngôn ngữ.
  • Tập vật lý trị liệu: Để phục hồi sức mạnh và sự phối hợp của cơ, hãy tham gia thực hiện vật lý trị liệu. Đây sẽ là chìa khóa để giúp bạn phục hồi nhanh hơn, vì nó sẽ kích thích não bộ và kích thích mạng lưới thần kinh để bạn vận động dễ dàng.
  • Bài tập rèn luyện nhận thức: có thể giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ, sự chú ý, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
  • Liệu pháp nhận thức - hành vi: giúp bệnh nhân có thể nghĩ ra các chiến lược tích cực để tránh các hành động có hại cho cơ thể. Nó có thể đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân đột quỵ bị bốc đồng.
  • Tâm lý học: sẽ giúp suy nghĩ và cảm xúc tích của bạn trở nên tích cực hơn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X