Hotline 24/7
08983-08983

Khó nuốt sau đột quỵ, làm sao để khắc phục?

Khó nuốt là một biến chứng phổ biến sau đột quỵ. Mặc dù hầu hết bệnh nhân đều có thể phục hồi một cách tự nhiên, nhưng số ít vẫn bị chứng khó nuốt kéo dài sau 6 tháng. Vậy làm sao để điều trị và phục hồi nhanh chóng?

I. Khó nuốt sau đột quỵ là gì?

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến các tế bào bị chết đi, gây tổn thương mô não. Khi các tế bào não kiểm soát hoạt động nuốt của cơ thể bị ảnh hưởng, nó sẽ gây ra chứng khó nuốt.

Khoảng 50% bệnh nhân sau đột quỵ gặp phải tình trạng khó nuốt, trong đó 20% ​​lấy lại khả năng này một cách tự nhiên trong 3 tuần đầu tiên, còn lại thường kéo dài sau 6 tháng. Do đó, điều quan trọng nhất là càng bắt đầu phục hồi sớm thì việc chữa khỏi bệnh càng được đẩy nhanh.

Chứng khó nuốt gây cản trở khả năng ăn uống của nạn nhân và tác động tiêu cực đến đời sống, đặc biệt có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm phổi do thức ăn đi vào khí quản.

chứng khó nuốt sau đột quỵĐa số bệnh nhân đều gặp chứng khó nuốt sau đột quỵ

II. Dấu hiệu nhận biết chứng khó nuốt sau đột quỵ

Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể gặp một số dấu hiệu của chứng khó nuốt như sau:

  • Cảm giác thức ăn mắc kẹt trong cổ họng hoặc ngực, hay sau xương ức.
  • Khó kiểm soát thức ăn trong miệng.
  • Thức ăn và đồ uống bị trào ngược lên miệng và lên mũi.
  • Đau khi nuốt.
  • Xuất hiện các cơn ho và nghẹt thở trong khi ăn.
  • Khó mở miệng, ngậm miệng hoặc nhai.
  • Chảy nước dãi.
  • Nôn trớ.
  • Khó phát âm
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Viêm phổi, viêm phế quản tái phát.

III. Khó nuốt gây nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn nuốt sau đột quỵ có thể gây ra các biến chứng như sau:

1. Hít sặc

Hít sặc là tình trạng thức ăn hoặc chất lỏng bị trôi vào đường thở (khí quản) khi nuốt, gây ho sặc sụa, co thắt phế quản và khó thở có thể dẫn đến tử vong. Có khoảng 43 - 54% bệnh nhân đột quỵ não cấp bị hít sặc.

2. Viêm phổi do hít sặc

Theo thống kê, có tới 30% số bệnh nhân hít sặc bị viêm phổi. Trong đó, tỷ lệ tử vong bởi viêm phổi do hít sặc trong 3 tháng đầu của đột quỵ não cấp là 3%, trong năm đầu là 6%.

hít sặc sau đột quỵBệnh nhân có thể bị hít sặc khi ăn thức ăn hoặc đồ uống

3. Biến chứng khác

  • Mất nước
  • Sụt cân
  • Suy dinh dưỡng
  • Trầm cảm

IV. Chẩn đoán chứng khó nuốt sau đột quỵ

Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chứng khó nuốt của bạn, bao gồm:

Nuốt bari: Đây là phương pháp chụp Xquang nuốt bari để xác định xem bạn có bị rối loạn chức năng ở thực quản hoặc dạ dày dưới hay không. Trước khi chụp Xquang, bạn sẽ uống một chất lòng trắng có tên là bari. Bari sẽ phủ bên trong thực quản làm cho nó hiển thị tốt hơn trên tia X.

Nội soi: phương pháp này giúp quan sát các chuyển động của cơ và xác định bất kỳ tổn thương hoặc bất thường nào ở cổ họng, thực quản và dạ dày của bạn.

V. Bài tập nuốt sau đột quỵ

Các bài tập nuốt dưới đây thường được sử dụng để giúp những người sống sót sau đột quỵ phục hồi chứng khó nuốt. Qua đó nhằm tăng cường sức mạnh cho yết hầu, khoang phía sau mũi và miệng nối với thực quản. Cụ thể:

Ngáp: Động tác này thúc đẩy chuyển động của nắp thanh quản và tăng cường độ mở của thực quản. Thực hiện bằng cách mở hàm hết mức có thể và giữ trong 10 giây. Nghỉ 10 giây. Một ngày làm 2 lần, mỗi lần 5 cái.

Nuốt: Giúp cải thiện tình trạng co cứng của lưỡi và họng. Khi nuốt, hãy tưởng tượng bạn bị một vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng và dùng cơ cổ họng nuốt hết sức có thể. Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 5 cái.

Bài tập Mendelsohn: Thúc đẩy chuyển động của nắp thanh quản và độ mở của thực quản. Trong khi nuốt, bạn tạm dừng 2 giây ở mỗi lần nuốt (có thể giả vờ đang nín thở giữa chừng trong 2 giây) và sau đó hãy nuốt trôi.  Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 5 cái.

bài tập nuốt sau đột quỵThực hiện các bài tập nuốt mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng

Bài tập cơ kháng cự: Cải thiện sức mạnh của lưỡi và khả năng kiểm soát thức ăn và đồ uống. Thực hiện bằng cách đẩy mạnh lưỡi vào vòm miệng và vào 2 bên má. Giữ trong 10 giây. Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 5 cái.

Giữ lưỡi (Masako Maneuver): Giúp tăng cường cơ lưỡi cần thiết để nuốt. Đưa lưỡi ra trước, và giữ cố định giữa 2 hàm răng, thực hiện động tác nuốt trong khi giữ cố định lưỡi tại chỗ. Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 5 cái.

Nâng đầu: Nằm ngửa, giữ vai phẳng trên mặt đất. Sau đó nâng tự đầu lên để có thể nhìn thấy các ngón chân và giữ trong 1 phút rồi nghỉ ngơi. Thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần 5 cái.

Bài tập về hàm: Ăn thức ăn cần nhai nhiều, như cần tây, táo và cà rốt, để tăng cường cơ hàm; tập mở và ngậm miệng chỉ sử dụng cơ hàm trong khi người khác giữ cằm.

VI. Các biện pháp phòng ngừa khó nuốt

Dưới đây là những mẹo giúp bạn nuốt an toàn hơn khi ăn uống sau đột quỵ:

  • Ngồi thẳng lưng khi ăn hoặc uống.
  • Tập trung trong khi ăn hoặc uống.
  • Hãy ăn từng miếng và nhấp từng ngụm nhỏ một cách chậm rãi.
  • Ăn thức ăn loãng hoặc nhiều nước, như súp, nước trái cây…
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như hải sản, rau củ.
  • Vệ sinh miệng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X