Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ vùng chẩm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Đột quỵ vùng chẩm có thể khiến bạn mất thị lực hoặc mù vĩnh viễn. Vậy làm sao để nhận biết và phòng ngừa đột quỵ vùng chẩm?

Nội dung bài viết:
I. Thùy chẩm là gì?
II. Triệu chứng của đột quỵ vùng chẩm
III. Nguyên nhân gây đột quỵ vùng chẩm
IV. Yếu tố nguy cơ đột quỵ vùng chẩm
V. Chẩn đoán đột quỵ vùng chẩm
VI. Điều trị đột quỵ vùng chẩm
VII. Phòng ngừa đột quỵ vùng chẩm

 

I. Thùy chẩm là gì?

Thùy chẩm là một trong 4 thùy của não, bên cạnh thùy trán, thùy thái dương và thùy đỉnh. Nó kiểm soát khả năng thị lực, việc nhìn mọi thứ xung quanh của bạn.

Đột quỵ vùng chẩm là một cơn đột quỵ xảy ra ở thùy chẩm.

thùy chẩmThùy chẩm là trung tâm xử lý thị giác của não

II. Triệu chứng của đột quỵ vùng chẩm

Các triệu chứng chính của đột quỵ vùng chẩm sẽ liên quan đến những thay đổi về thị lực như:

  • Mờ mắt
  • Ảo giác, chẳng hạn như đèn nhấp nháy
  • Mù lòa

Triệu chứng nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Các triệu chứng của bạn cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào phần thùy chẩm bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ: nếu đột quỵ ảnh hưởng đến phần trung tâm của thùy chẩm, bạn sẽ không thể nhìn thấy các vật trước mắt của mình.

Mất thị lực hoàn toàn là một tình huống khẩn cấp và bạn không nên bỏ qua. Vì nó có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

Do đó, khi gặp các triệu chứng dưới đây bạn cần tìm trợ giúp y tế khẩn cấp:

  • Đầu lâng lâng
  • Tê yếu
  • Ngứa ran ở một bên cơ thể
  • Khó bày tỏ suy nghĩ hoặc ý tưởng
  • Khó nói
  • Đau đầu dữ dội kéo dài
  • Thay đổi thị lực, chẳng hạn như mất thị lực một bên hoặc hoàn toàn

dấu hiệu đột quỵ vùng chẩmKhi đột quỵ xảy ra, mắt bạn có thể bị mất thị lực 1 hoặc 2 bên

III. Nguyên nhân gây đột quỵ vùng chẩm

Đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) do sự tắc nghẽn trong động mạch gây ra khoảng 70-80% các ca đột quỵ. Một cục máu đông là một ví dụ gây cản trở chính.

Nguyên nhân khác dẫn đến đột quỵ là do mạch máu bị rò rỉ hoặc mạch máu bị vỡ trong não, dẫn đến đột quỵ xuất huyết não, chiếm khoảng 20-30% các ca đột quỵ.

Và đột quỵ vùng chẩm xảy ra khi bạn bị tắc nghẽn hoặc xuất huyết ở động mạch não trong não sau.

IV. Yếu tố nguy cơ đột quỵ vùng chẩm

Hai trong số các yếu tố nguy cơ lớn nhất của đột quỵ là tiểu đường và huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp. 50% đột quỵ xảy ra ở những người bị huyết áp cao.

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên động mạch, gây hỏng thành động mạch. Một khi các thành động mạch bị tổn thương có thể khiến chúng dày lên và lòng mạch bị thu hẹp.

Các yếu tố khác bao gồm:

  • Có tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
  • Tiền sử gia đình bị đột quỵ
  • Số lượng tế bào hồng cầu (RBCs) cao hơn bình thường
  • Sử dụng ma túy, chất kích thích
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Ít vận động
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế estrogen
  • Người trên 55 tuổi

Những người bị đột quỵ vùng chẩm có huyết áp tâm thu thấp hơn và mức cholesterol thấp hơn những người bị các loại đột quỵ khác.

V. Chẩn đoán đột quỵ vùng chẩm

CT MRI chẩn đoán đột quỵChụp CT, MRI là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đột quỵ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ cần khai thác thông tin về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Xem xét lịch sử y tế của bạn, khám sức khỏe.

Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng thị lực, sự thăng bằng, phối hợp và đánh giá mức độ tỉnh táo của bạn. Họ cũng sẽ thực hiện một số các xét nghiệm chẩn đoán đột quỵ như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): có thể giúp bác sĩ tìm thấy vùng não bị tổn thương hoặc chảy máu trong não, phân biệt đột quỵ nhồi máu não hay xuất huyết não
  • Chụp cộng hưởng (MRI): sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh của mạch máu não. Từ đó, bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh này để xác định tổn thương mô não do đột quỵ.
  • Siêu âm động mạch cảnh: siêu âm doppler để khảo sát động mạch cảnh đoạn ngoài sọ (ở hai bên cổ). Còn đối với động mạch cảnh đoạn trong sọ, có thể khảo sát bằng CT cản quang hoặc MRI. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có bị hẹp động mạch do mảng bám tích tụ hay không.
  • Siêu âm tim và điện tâm đồ (ECG): được thực hiện để đánh giá sức khỏe của tim bạn.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm glucose máu để kiểm tra xem số lượng tiểu cầu của bạn có thấp hay không. Nếu thấp, có thể do đột quỵ liên quan xuất huyết não.

VI. Điều trị đột quỵ vùng chẩm

Việc điều trị, phục hồi chức năng giúp bệnh nhân lấy lại thị lực sau đột quỵ

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và bất kỳ biến chứng nào bạn có thể gặp phải. Nếu bạn có vấn đề về thị lực, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ Nhãn khoa để tìm ra kế hoạch phục hồi thị lực cho bạn.

Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp thị lực bù trừ. Liệu pháp này sử dụng lăng kính để chuyển hình ảnh từ trường thị lực bị suy giảm sang trường thị lực hoạt động.

Bạn có thể sẽ phải mất khoảng 6 tháng để cải thiện thị giác sau một cơn đột quỵ vùng chẩm. Tuy nhiên, sự phục hồi nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào mỗi người. Một số người có thể hồi phục hoàn toàn trong khi những người khác sẽ bị suy giảm thị lực hoặc các biến chứng khác trong suốt phần đời còn lại của họ.

Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ thường xuyên và dùng thuốc theo đúng khuyến cáo. Bạn cũng nên tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng mà bác sĩ đề xuất, sẽ rất tốt cho quá trình hồi phục của bạn.

VII. Phòng ngừa đột quỵ vùng chẩm

Bạn có thể không ngăn ngừa được đột quỵ hoàn toàn, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống:

  • Học cách quản lý căng thẳng, không để stress xảy ra
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Bỏ thuốc lá
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hạn chế uống rượu
  • Tầm soát đột quỵ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X