Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ thân não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thân não kiểm soát các chức năng quan trọng, chẳng hạn như thở, nuốt và nhịp tim. Hẹp tắc hoặc chảy máu trong thân não có thể gây ra đột quỵ thân não, ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng này.

I. Đột quỵ thân não là gì?

Thân não nằm ở đáy não, có nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và não.

Thân não kiểm soát các chức năng quan trọng như:

- Điều hòa nhịp thở;

- Điều hòa nhịp tim; kiểm soát huyết áp.

- Kiểm soát nuốt;

- Chuyển động mắt;

- Cử động trên khuôn mặt;

- Thính giác;

Đột quỵ thân não là gìThân não gồm hành não, cầu não và não giữa, là cấu trúc thần kinh nằm trên tuỷ sống và ở trong hộp sọ.

Đột quỵ thân não xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn bởi sự hẹp tắc hoặc vỡ các động mạch nhỏ phía sau cổ và não, gây ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản và dẫn đến các biến chứng lâu dài.

Đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não đều ảnh hưởng đến thân não.

Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não, dẫn đến tổn thương hoặc chết các tế bào não.

Bên cạnh cục máu đông, bóc tách động mạch cũng có thể gây ra đột quỵ nhồi máu não.

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ, gây tăng áp lực nội sọ. Áp lực này làm hỏng các mô và tế bào trong não.

II. Các triệu chứng phổ biến của đột quỵ thân não

Do thân não kiểm soát nhiều chức năng vận động, đột quỵ ở vùng não này gây ra một loạt các triệu chứng.

Đột quỵ thân não có thể làm gián đoạn các chức năng quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như thở, nuốt, nhịp tim.

Thân não nhận các tín hiệu khác nhau từ não và gửi đến các bộ phận của cơ thể. Đột quỵ thân não làm gián đoạn các tín hiệu này, đó là lý do tại sao mọi người gặp các triệu chứng về thể chất, bao gồm tê yếu cánh tay, chân hoặc liệt nửa mặt (sụp mí, méo miệng).

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

- Chóng mặt, choáng váng;

- Mất thăng bằng;

- Nhìn mờ hoặc nhìn đôi;

- Khó nuốt, khó nói, nấc cụt;

- Đau đầu;

- Lú lẫn.

III. Đột quỵ thân não gây ra những biến chứng gì?

Đột quỵ vùng thân não có thể khiến người bệnh mất khứu giác và vị giác.

Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm hôn mê và hội chứng khóa trong. Hội chứng khóa trong là tình trạng toàn bộ cơ thể - ngoại trừ cơ mắt - bị tê liệt.

IV. Ai có nguy cơ bị đột quỵ vùng thân não?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên theo tuổi tác. Tiền sử gia đình bị đột quỵ hoặc đã từng mắc cơn thiếu máu não thoáng qua cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người trên 65 tuổi chiếm phần lớn số ca đột quỵ.

Nam giới và người gốc Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, châu Á hoặc quần đảo Thái Bình Dương cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các tình trạng khác làm tăng nguy cơ đột quỵ thân não bao gồm:

- Huyết áp cao;

- Cholesterol cao;

- Bệnh tiểu đường;

- Bệnh tim mạch;

- Rối loạn máu;

- Ung thư;

- Bệnh tự miễn.

Một số yếu tố nguy cơ chỉ có ở phụ nữ bao gồm:

- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế;

- Sử dụng thuốc ngừa thai lâu dài kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như hút thuốc lá (chủ động và thụ động);

- Thai kỳ.

Các hành động làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

- Hút thuốc lá;

- Ít vận động thể chất;

- Uống nhiều bia rượu.

Ai có nguy cơ bị đột quỵ vùng thân nãoCơn thiếu máu não thoáng qua là một trong những nguy cơ làm tăng đột quỵ thân não.

V. Chẩn đoán đột quỵ thân não như thế nào?

Đột quỵ thân não là một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng. Nếu có các triệu chứng của đột quỵ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, chụp CT, siêu âm Doppler hoặc chụp mạch máu.

Kiểm tra chức năng tim có thể bao gồm điện tâm đồ và siêu âm tim.

Các kỹ thuật chẩn đoán bổ sung có thể bao gồm xét nghiệm máu, cũng như kiểm tra chức năng gan và thận.

VI. Các phương pháp điều trị đột quỵ thân não

Nguyên nhân gây ra đột quỵ thân não cũng giống với các nguyên nhân gây đột quỵ ở các vùng khác của não nên việc điều trị cũng tùy thuộc vào mỗi loại đột quỵ.

Trong trường hợp đột quỵ nhồi máu não, phương pháp điều trị đầu tiên là làm tan hoặc loại bỏ cục máu đông. Nếu đến bệnh viện trong vòng 4.5 giờ đầu, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông. Nếu thuốc tiêu sợi huyết không đáp ứng, cục máu đông có thể được loại bỏ thông qua can thiệp bằng cách sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kéo cục máu đông ra khỏi cơ thể.

Trong một số trường hợp, nong mạch và đặt stent được sử dụng để mở rộng lòng mạch và giữ mạch không bị hẹp lại.

Đối với đột quỵ xuất huyết phải cầm máu và kiểm soát áp lực nội sọ.

Đột quỵ thân não có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về lâu dài. Do đó bệnh nhân cần dùng thuốc và điều trị liên tục. Vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh lấy lại các kỹ năng vận động để thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Liệu pháp ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng nuốt và nói.

Một số người sống sót sau đột quỵ thân não bị tàn phế. Trong những trường hợp này, điều trị tâm lý là rất cần thiết.

Các phương pháp điều trị đột quỵ thân nãoBệnh nhân nên tập vật lý trị liệu sau 24 giờ đột quỵ.

VII. Ngăn ngừa đột quỵ thân não như thế nào?

Bên cạnh những yếu tố không thể tránh khỏi, có một số biện pháp giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Một số nguyên tắc chung cần tuân theo bao gồm:

- Chế độ ăn ít chất béo và ít muối, nhiều trái cây, rau và cá;

- Tập thể dục đều đặn;

- Không hút thuốc lá;

- Ngưng dùng rượu bia.

- Kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao hoặc bệnh mạn tính.

- Tầm soát đột quỵ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X