Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ mùa đông: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%, đặt biệt là ở những người có nguy cơ cao như huyết áp tăng, tiểu đường, hút thuốc hoặc thừa cân.

I. Quan niệm sai lầm về đột quỵ mùa đông

Khoảng 85% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ), nguyên nhân bắt nguồn từ việc cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, thường do cục máu đông.

Phần còn lại được gọi là đột quỵ xuất huyết não, nơi một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ máu trong não, gây chảy máu và có thể dẫn đến tử vong.

Lâu nay mọi người vẫn thường quan niệm sai lầm rằng chỉ có mùa hè, thời tiết nắng nóng mới khiến đột quỵ dễ xảy ra. Tuy nhiên, hiện đột quỵ xảy ra vào mùa đông ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Tại Việt Nam, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa đông chiếm từ 15-30%, nhất là khi thời tiết rét đậm, con số này còn tăng cao hơn.

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ giảm khoảng 2,9 độ C trong 24 giờ sẽ làm tăng khả năng đột quỵ do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch.

Nhưng các trường hợp này lại thường được phát hiện muộn và xử lý không đúng, khiến nguy cơ tử vong và để lại di chứng nặng dễ xảy ra.

Đột quỵ có nguy cơ xảy ra cao hơn vào mùa đông, đặc biệt ở người lớn tuổi và có bệnh lý nền kèm theo

II. Vì sao thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Hiện, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ đột quỵ ngày càng gia tăng hơn vào mùa đông. Bởi khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm xuống thấp khiến các mạch máu có xu hướng co lại, máu đặc và dính hơn, điều này làm máu dễ đông hơn. Từ đó tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông và dẫn đến đột quỵ.

Nhất là những người cao tuổi dễ bị hạ thân nhiệt trong những tháng mùa đông, thì sẽ càng có khả năng bị đột quỵ cao hơn.

Ngoài ra, độ ẩm cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ đột quỵ của chúng ta. Độ ẩm cao có thể khiến một số người bị mất nước, dẫn đến việc hình thành cục máu đông.

Thời tiết thay đổi đột ngột kết hợp với việc các mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn gây ra vỡ mạch máu não dẫn đến tình trạng đột quỵ xuất huyết não và nguy cơ tử vong lớn.

Vì vậy, mọi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh đột quỵ để có thể cứu lấy bản thân và những người xung quanh.

III. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ mùa đông

Các triệu chứng của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó cảnh giác, bao gồm:

  • Đột ngột đau đầu, kéo dài
  • Mệt mỏi, tay chân tê yếu, không có sức lực
  • Méo miệng, khó nói
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, không phối hợp
  • Mờ mắt, mất thị lực
  • Buồn nôn hoặc nôn

dấu hiệu đột quỵ mùa đôngKhi có các dấu hiệu đột quỵ nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt

Tuy nhiên, dấu hiệu cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và có thể khác nhau. Nếu trường hợp bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) với các triệu chứng tương tự như đột quỵ, nhưng chỉ xảy ra nhanh rồi biến mất thì cũng cần hết sực thận trọng. Vì TIA là một điềm báo về một cơn đột quỵ tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai gần.

Mùa đông dễ xảy ra đột quỵ hơn mùa hè, bởi nhiệt độ không khí giảm xuống, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột. Vì thế, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện trên thì nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

IV. Ai có nguy cơ bị đột quỵ khi trời lạnh?

Những đối tượng kèm yếu tố nguy cơ sau đây sẽ làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ:

  • Người mắc bệnh tim mạch
  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Rỗi loạn mỡ máu
  • Hay cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau cơ, chuột rút
  • Béo phì, thừa cân
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi

V. Cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa đông

phòng ngừa đột quỵ mùa đôngThay đổi lối sống lành mạnh và chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là nguyên tắc để giúp bạn duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, nhất là đột quỵ vào mùa đông, vì vậy cần lưu ý:

1. Việc nên làm

  • Giữ ấm cơ thể, tránh ra ngoài khi có luồng không khí lạnh bất thường
  • Nếu phải đi ra ngoài nên mặc áo ấm, choàng khăn cổ, đội mũ len,…
  • Nên ngủ trong phòng kín, ấm áp.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây
  • Giảm lượng muối trong thức ăn để ổn định huyết áp
  • Vận động thường xuyên mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng

2. Việc không nên làm

  • Không tắm ngay sau khi ở ngoài trời lạnh về
  • Không chui ra khỏi chăn ngay khi vừa ngủ dậy hoặc vệ sinh lúc đêm khuya. Đặt biệt là người lớn tuổi, nếu không cẩn thận dễ bị nhiễm lạnh, huyết áp tăng cao đột ngột, dẫn đến biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Nên vận động tay chân cho ấm cơ thể trước khi rời khỏi giường.
  • Không uống nhiều rượu khi trời lạnh
  • Bỏ hút thuốc, rượu bia
  • Không sử dụng chất kích thích

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X