Hotline 24/7
08983-08983

Đau dạ dày, người bệnh cần kiêng muối, dùng thuốc sủi sao cho đúng?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và TS Lê Thị Thu Hường, Giảng viên khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã mang đến nhiều thông tin bổ ích về cách dùng, liều lượng thuốc dạng sủi cho người đau dạ dày, người bệnh cần kiêng muối như cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận. Mời bạn đọc đón xem.

[HOI]Thưa 2 chuyên gia, với những người có bệnh lý đau dạ dày thì có nên dùng thuốc dạng sủi? Ví dụ như viên hạ sốt, vitamin C… Nếu dùng thì cần lưu ý gì?[/HOI]
[DAP]ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời:

Có một truyền thuyết không biết từ đâu ra, nhưng lại sai chứ không đúng. Đó là tình trạng sôi bụng do uống thuốc sủi khi bị đau dạ dày dẫn đến hư dạ dày. Điều này không đúng 90%. 10% còn lại nằm ở dạng bào chế của dạng sủi, làm sao để hoạt chất chính vào được trong máu. Viên sủi thông thường là những muối bicacbonat, được sử dụng nhiều nhất là muối Natri bicacbonat hoặc muối Canxi bicacbonat.

Những dạng này nếu dùng ở những người chỉ mắc một loại bệnh là đau dạ dày thì không vấn đề gì. Nhưng nếu bệnh đau dạ dày kèm theo một số loại bệnh khác cần kiêng muối như bệnh thận mãn, suy tim, cao huyết áp mà một ngày dùng đến 4-5 viên thì có khả năng sẽ làm dư muối, trong khi bác sĩ nói cần phải giảm muối. Điều này xảy ra ở các loại dạng sủi chứ không phải riêng viên sủi trị bệnh dạ dày. Đó là vấn đề thứ nhất.

Vấn đề thứ 2, với những thuốc trị dạ dày dạng sủi, bicacbonat có trong nó mang tính chất trung hòa axit dạ dày nên khi uống vào sẽ ợ lên, dễ chịu. Tuy nhiên, nó gây ra tác dụng phụ nhỏ, không phải như mọi người lầm tưởng là sủi lên rồi tàn phá dạ dày mà là phản ứng với dịch dạ dày. Vì viên sủi có tác dụng làm dịu dạ dày, nhưng dạ dày lại không đồng ý nên sẽ xảy ra khuynh hướng phản lực lại, tiết dịch và chất chua nhiều hơn, thành ra nó tự hại nó. Nhưng tác dụng phụ này rất ít, không đáng kể.

Do đó, về lý thuyết thì người mắc bệnh dạ dày vẫn có thể uống thuốc sủi được nhưng quan trọng là bào chế dạng sủi như thế nào. Nhất là những dạng sủi rất nhanh thì giống như khi ta đánh mạnh vào tường cứng thì phản lực dội lại cũng rất mạnh, còn những dạng sủi từ từ, nhẹ nhàng sẽ ít làm cho dạ dày phản ứng lại hơn.[/DAP]

[HOI]Hiện nay, curcumin - chiết xuất từ củ nghệ vàng được nhiều người sử dụng. Trong đó, Curcumin hướng đích được bào chế dưới dạng viên sủi giúp tăng khả năng hấp thu. Vậy những người bị viêm loét dạ dày làm sao có thể sử dụng được ạ? Vì đa số cho rằng khi mắc bệnh về dạ dày thì nên hạn chế các dạng sủi, bởi sẽ gây sôi bụng, rất khó chịu, đồng thời có thể sẽ “tàn phá” thêm dạ dày?[/HOI]
[DAP]TS Lê Thị Thu Hường trả lời: Curcumin hướng đích có thể nói là đột phá của nền y học Việt Nam. Khi chúng tôi -  các nhà Dược học lựa chọn dạng bào chế phù hợp nhất cho curcumin hướng đích thường hay nói đùa: Curcumin hướng đích như một bông hoa đẹp, phải kiếm bình hoa thật phù hợp để tôn vinh hơn nữa giá trị của curcumin hướng đích.

Sau thời gian nghiên cứu và tìm tòi chúng tôi đã nảy ra ý tưởng bào chế curcumin hướng đích dưới dạng sủi. Vì sủi là dạng bào chế trong một thời gian rất ngắn biến từ một dạng rắn là viên nén thành dạng dung dịch giúp curcumin hướng đích phân tán đều trên dung dịch. Ngay lập tức chúng tôi đã đăng ký sở hữu trí tuệ cho việc bào chế curcumin hướng đích dưới dạng sủi. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang sở hữu bằng sáng chế này.

Việc tại sao bào chế curcumin hướng đích dưới dạng sủi và dạng sủi có ảnh hưởng bệnh nhân viêm loét dạ dày không là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều và ngay cả khi đề tài đang còn trên ý tưởng cũng nhận được phản biện từ các giáo sư về vấn đề này.

Tôi xin khẳng định dạng bào chế sủi không ảnh hưởng đến các vấn đề viêm loét dạ dày. Đặc biệt khi chúng tôi bào chế curcumin hướng đích dưới dạng sủi đã tối ưu hóa trong công nghệ, kỹ thuật bào chế, để làm sao sau khi hòa tan viên sủi vào trong nước, dung dịch trung tính kiềm - độ PH đo phải đo được là 7,056. Điều này sẽ giúp ổn định kích thước của hạt nano curcumin hướng đích và nhất là không ảnh hưởng đến dạ dày. Hơn nữa, dạng bào chế sủi sẽ giúp phân tán đều curcumin hướng đích ở trên dung dịch và cũng giúp tăng khả năng hấp thu tốt hơn nhiều.

Hiện nay trên thị trường cũng có các loại thuốc Tân dược chữa đau dạ dày như Cimetidine, Ranitidin bào chế dưới dạng sủi và đã chứng minh được chúng sinh khả dụng tốt hơn nhiều so với dạng viên nén hoặc là các dạng bào chế khác.

Do đó, quý vị bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng sủi và cần lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu đầy đủ về mặt công nghệ. Vì như BS Lưu Phương chia sẻ, hàm lượng muối Natri, muối Kali trong dạng bào chế khi chúng tôi nghiên cứu cũng cân nhắc đưa hàm lượng, tỷ lệ phù hợp đảm bảo độ PH trung tính và hàm lượng vừa đủ để natri, kali hấp thu cạnh tranh với nhau, không ảnh hưởng tới huyết áp, sỏi thận... Tuy nhiên, bệnh nhân thận có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng sản phẩm này.

Ngoài ra, với SCuma Fizzy chứa curcumin hướng đích được bào chế dưới dạng sủi thì sủi rất chậm, không sủi nhanh giống các dạng sủi khác, do hàm lượng muối khi sử dụng được cân đối và tính toán phù hợp nhất. Chúng tôi cũng khuyến cáo bệnh nhân là nên đợi tan hết bọt khí rồi mới sử dụng sản phẩm. Trên thực tế, đã có hàng chục nghìn bệnh nhân sử dụng sủi curcumin hướng đích hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và phản hồi với chúng tôi hiệu quả rất tốt.[/DAP]

SCurma Fizzy là viên sủi nano curcumin đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hướng đích giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý dạ dày

[HOI]ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương hỏi TS Lê Thị Thu Hường: Tôi đã thấy TS Hường pha curcumin hướng đích và sủi rất chậm. Như vậy, nhóm nghiên cứu của TS Hường là dùng hàm lượng bicacbonat quá thấp hay như thế nào?[/HOI]
[DAP]TS Lê Thị Thu Hường trả lời: BS Lưu Phương hôm nay cũng đưa ra một khái niệm mà tôi nghĩ rằng sẽ giúp định hướng cho người tiêu dùng khi sử dụng phân biệt các sản phẩm, đó là sủi nhanh và sủi chậm. Khi sủi nhanh là hàm lượng muối cao, khi sủi chậm hàm lượng muối thấp.

Ngoài ra, Scuma Fizzy sủi chậm cũng là do chúng tôi sử dụng thêm các muối khác để cạnh tranh hấp thu với muối phổ biến được dùng trong dạng sủi là muối natri. Đây cũng là một cách giúp bạn đọc - người bệnh phân biệt SCuma Fizzy với các dạng sủi thông thường khác. Đó là tốc độ sủi của SCuma Fizzy chậm hơn sản phẩm sủi khác, hạn chế hơn nữa những tác dụng nếu có thể có của dạng bào chế sủi đối với dạ dày. Tuy nhiên, cũng giống như tôi đã trả lời trong câu hỏi trước, dạng sủi hầu như không ảnh hưởng đến vấn đề đau dạ dày đâu ạ.

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Đứng về mặt y học - bác sĩ thì đúng là thực sự tôi cũng không cần sủi nhanh, chúng ta uống thuốc như nhâm nhi một tách trà, sủi mục đích là hòa tan chất đó thành chất lỏng, phân tán dễ hấp thu hơn hoạt chất chính, như curcumin chẳng hạn.

Tôi thấy rằng đây là ý tưởng và nghiên cứu khá hay của nhóm TS Hường. Nghĩa là chỉ dùng một ít hoạt chất thường như Natri bicacbonat và phối hợp thêm Potassium bicarbonate để giúp phản ứng nhẹ nhàng, thậm chí còn không nghe thấy cả tiếng sủi, mục đích là để hòa loãng.

Thực tế, sủi nhanh thì nhìn thấy xôm tụ hơn nhưng bù lại cũng có mặt dở là nhiều natri bicacbonat, còn sủi chậm nhìn không xôm tụ bằng, nhìn nhiều nghĩ rằng "thuốc dỏm" nhưng theo tôi thì về mặt y học thì có vẻ tốt hơn, nhất là đối với những người có bệnh tim, huyết áp, bệnh thận. Bởi chính sủi chậm là dùng rất ít natri bicacbonat thì nguy cơ dư thừa muối ít hơn cho người sử dụng.

Những người có bệnh tim, bệnh thận, huyết áp khi dùng những dạng sủi thì nên lựa chọn dạng sủi chậm, như SCuma Fizzy này, chúng ta dùng liều thấp hơn, chẳng hạn 1-2 viên và tư vấn thêm với bác sĩ thì sẽ an toàn hơn. Đó là những ý kiến về mặt cá nhân với góc độ một bác sĩ điều trị. Điều này cũng có lợi cho sức khỏe của người bệnh.[/DAP].

Khi dùng thuốc sủi, hãy đợi viên thuốc tan hết rồi uống

Trân trọng cảm ơn ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và TS Lê Thị Thu Hường đã nhận lời tham gia chương trình, mang đến nhiều thông tin bổ ích về cách sử dụng thuốc dạng sủi cho người đau dạ dày. Xin hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.

Trân trọng cảm ơn SCurma Fizzy - Viên sủi curcumin hướng đích giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Mời bạn đọc đón xem các kỳ giao lưu của ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương giải đáp các bệnh lý dạ dày cùng bạn đọc AloBacsi:

Curcumin hướng đích, liệu có ưu việt như lời đồn?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương chia sẻ bí quyết để dạ dày luôn khỏe

Bí quyết nào phòng tránh lây nhiễm HP trong gia đình?

Nội soi dạ dày có mấy cách, được thực hiện như thế nào?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương giải đáp về bệnh xuất huyết dạ dày

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Trào ngược dạ dày thực quản có dễ chữa?

ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương: Bị viêm dạ dày có cần tầm soát ung thư?

Vì sao viêm loét dạ dày khó chữa và hay tái phát?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X