Hotline 24/7
08983-08983

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương giải đáp về bệnh xuất huyết dạ dày

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã dành thời gian buổi sáng đầu tháng 11 để giải đáp cho bạn đọc về xuất huyết dạ dày. Đây là căn bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng. Mời bạn đọc theo dõi phần tư vấn của bác sĩ.

[HOI]Nguyên nhân nào dẫn đến xuất huyết dạ dày thưa bác sĩ? Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời liệu có nguy hiểm đến tính mạng?[/HOI]

[DAP]ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời:
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu trong bao tử. Bình thường, dạ dày chúng ta trơn láng, không thể nào chảy máu được, vì vậy khi chảy máu sẽ có 3 vấn đề:

- Một là có khối u, thông thường là khối u ác tính, tức là ung thư dạ dày thì sẽ gây chảy máu tự nhiên.
- Thứ hai là lở loét, vết loét không lành nổi sẽ gây chảy máu.
- Thứ ba là viêm dạ dày xuất huyết, nghĩa là không loét nhưng bong tróc, trầy xước giống như xước da ngoài, rỉ máu trong dạ dày.

Ngoài ra, còn tình trạng khác là do tác dụng phụ của thuốc. Những người phải sử dụng thuốc loãng máu như bệnh tim mạch, thay van tim phải uống thuốc chống đông để giúp loãng máu thì thường gặp tác dụng phụ là xuất huyết dạ dày.

Về điều trị, xuất huyết dạ dày bắt buộc nằm viện, nhập viện để truyền dịch, những trường hợp nặng thì cần truyền bổ sung thêm máu cho người bệnh. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thuốc chích giúp cầm máu, nội soi dạ dày kiểm tra vùng nào chảy máu nhiều để dùng dụng cụ chuyên dụng để cầm, kẹp, chích tại chỗ, phun laser cầm máu trong dạ dày. Với trường hợp nặng hơn khi những phương pháp này vô hiệu thì phải phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày hoặc vá lại nơi chảy máu.

Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tử vong vì gây làm mất máu mà.

[/DAP]

[HOI]Căn bệnh này nguy hiểm như vậy, liệu có triệu chứng nào cảnh báo trước không ạ? Nên làm xét nghiệm gì khi có các triệu chứng nghi ngờ? Đối tượng nào cần đi khám tiêu hóa định kỳ, phát hiện sớm xuất huyết dạ dày?[/HOI]

[DAP]ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời:

Đôi khi, xuất huyết dạ dày không có dấu hiệu cảnh báo. Nhưng cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng, chẳng hạn như ói ra máu - đây là dấu hiệu cảnh báo ai cũng sợ nên thường những trường hợp này đã vào viện ngay rồi. Ngoài ra, dấu hiệu xuất hiện sớm nhất là đi cầu phân sậm màu, nâu đen thì nên coi chừng xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày.

Những người sau đây rất dễ có nguy cơ xuất huyết dạ dày:
- Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm, đau nhức khớp
- Người có bệnh tim mạch phải uống thuốc loãng máu, thuốc chống đông.
- Điều trị bệnh dạ dày sai cách. Nghĩa là điều trị không đúng và đủ liều, hoặc dùng nghệ mà “thần thánh hóa”, không báo cho bác sĩ biết khi dùng nghệ tươi nguyên nhân hay nghệ đã được bào chế, vì trong nghệ có hoạt chất curcumin mặc dù tốt nhưng gây tương tác với những loại thuốc chống đông máu. Do đó, nếu uống nghệ, dùng sản phẩm từ nghệ với thuốc làm loãng máu, chúng ta sẽ làm cho những tác dụng phụ của những thuốc này mạnh lên gấp nhiều lần, gây biến chứng xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết đường ruột...[/DAP]

[HOI]Thông qua email của AloBacsi, một số bạn đọc có người thân bị xuất huyết dạ dày đã được điều trị và xuất viện, họ hỏi BS Lưu Phương cách chăm sóc sau xuất viện như thế nào? Có lưu ý gì đặc biệt không, chẳng hạn như triệu chứng nào thì cần quay lại bệnh viện? Cần ăn uống thế nào để nhanh lành? Nếu họ muốn dùng thực phẩm chức năng để đẩy nhanh sự lành thương của dạ dày thì nên chọn loại nào?[/HOI]

[DAP]ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời:

Thứ nhất, khi đã xuất huyết dạ dày thì việc điều trị sẽ kéo dài, ít nhất là 3-6 tháng cho dạ dày lành tuyệt đối, sau đó phải nội soi kiểm tra lại đảm bảo an toàn là đã lành. Sau điều trị, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra xem có vi trùng HP hay không, vì đó là một trong những yếu tố nguyên nhân làm cho dạ dày nặng hơn và xuất huyết. Nếu có thì điều trị triệt để và kiểm tra tiệt trừ hoàn toàn.

Chế độ ăn uống cũng phải kiêng khem, không ăn đồ chua, cay, rượu bia, thuốc lá, ăn bữa nhỏ nhưng cần đúng giờ, chọn thức ăn mềm, đặc biệt không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm quá liều. Nhất là người đang dùng thuốc tim mạch, thuốc loãng máu phải thông báo cho bác sĩ để đôi khi phải chỉnh hoặc giảm liều.

Có thể sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên đã được y học hiện đại chứng minh, nhưng với điều kiện không có chống chỉ định như dùng thuốc chống loãng máu. Chẳng hạn như dùng thêm Scuma Fizzy và lưu ý không dùng gần quá với các thuốc tân dược, cách xa 1-2 tiếng để tránh tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc đang điều trị.

Xuất huyết dạ dày có thể phòng ngừa một phần nào nhưng vấn đề chính vẫn phải điều trị dạ dày cho lành hoàn toàn, không lạm dụng uống thuốc giảm đau, giảm viêm, dùng thuốc chống loãng máu phải đúng chỉ định và được theo dõi sát sao.[/DAP]

Trân trọng cảm ơn ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã dành thời gian tư vấn cho bạn đọc AloBacsi và SCurma Fizzy - Viên sủi curcumin hướng đích giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân viêm loét dạ dày trào ngược đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

SCurma Fizzy - Tập trung viêm loét hỗ trợ khỏe nhanh dạ dày

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Cổ phần Elepharma
VPGD: Số nhà 9, Trương Công Giai, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội
GPKD số 0107844969 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 15/01/2015
Sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hotline tư vấn (miễn phí): 1800 6091
Website: https://scurmafizzy.com/
Số GPQC: 01945/2017/ATTP-XNQC

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X