Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh lõm lồng ngực: Nên phẫu thuật trước tuổi 14

Bệnh lõm lồng ngực là hiện tượng xương ức bị hạ thấp xuống cùng với các đoạn sụn sườn liên kết với nó làm cho phía trước ngực lõm xuống.

Bệnh này còn có tên là ngực hình phễu. Đây là bệnh bẩm sinh. Bệnh này bắt nguồn từ một trong các nguyên nhân: do xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn hoặc rối loạn cấu tạo bào thai…
 

Các chuyên gia y tế cũng chia ra 3 mức độ mắc bệnh: Độ 1: “phễu” sâu không quá 2 cm; độ 2: “phễu” sâu hơn 2 cm; độ 3: “phễu” sâu  hơn 4 cm. Khi trẻ bị “phễu” độ 3 thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn thân nói chung và đặc biệt là chiều cao, rất chóng mệt mỏi, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh...

Có 2 cách điều trị

Thứ nhất, tập phục hồi chức năng và dùng dụng cụ chỉnh hình (phải do các chuyên gia chỉnh hình và phục hồi chức năng chỉ đạo điều trị).

Thứ hai, phẫu thuật (bắt buộc phải phẫu thuật khi  bị “phễu” độ 3 hoặc độ 2 có các biến chứng  như: mệt mỏi tăng, giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, viêm đường hô hấp). Lứa tuổi có thể phẫu thuật từ hơn 3 tuổi và không nên quá 14 tuổi. Dưới 3 tuổi mà có những rối loạn tuần hoàn hô hấp nặng do “phễu” quá sâu thì cần phẫu thuật nhưng hết sức thận trọng ở khâu gây mê hồi sức và cần có hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa.

Phương pháp phẫu thuật là làm di động lại xương ức bằng cách cắt sụn sườn và tách dây chằng sườn - hoành (khi cần thiết). Sau đó cố định xương ức và xương sườn ở tư thế đã được chỉnh lại. Tùy theo phương pháp phẫu thuật để có các cách cố định khác nhau.


AloBacsi.vn
Theo TS.BS Lê Đức Tố - Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X