Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao mùa đông thường dễ đột quỵ nhất trong 4 mùa?

Vì sao mùa đông thường dễ đột quỵ? Những điều nên và không nên làm để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh là gì?… GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam giải đáp với bạn đọc AloBacsi về vấn đề này.

Khi trời vào đông, nhiều người thích thú tận hưởng không khí mát lạnh, thưởng thức những món ngon nóng hổi mà quên mất rằng đây là thời điểm nhiều bệnh lý rình rập. Đặc biệt là đột quỵ, căn bệnh gây tàn phế hàng đầu và dẫn vị trí thứ 3 gây tử vong trên toàn cầu. Ở Việt Nam, đột quỵ cũng là căn bệnh còn gây nhức nhối, với tỷ lệ đến bệnh viện vượt thời gian vàng rất cao.

Câu hỏi đặt ra là:

  • Vì sao mùa đông thường dễ đột quỵ nhất trong 4 mùa?
  • Dấu hiệu nhận biết và những sai lầm thường gặp khi sơ cứu người đột quỵ?
  • Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam - Nguyên GĐ Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện 108 giải đáp trong chương trình tư vấn hôm nay.

1. Vì sao thời tiết lạnh nằm trong nhóm “sát thương cao” gây đột quỵ?

Thưa GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông, vì sao giới chuyên gia lại xếp thời tiết lạnh vào nhóm “sát thương cao” gây đột quỵ? Nói như vậy, có phải càng nước có mùa đông càng lạnh thì tỷ lệ tử vong vì đột quỵ càng cao?

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Ở Việt Nam, các bệnh viện thống kê trong mùa lạnh tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 15-30%, cho nên gọi mùa lạnh là mùa dễ bị đột quỵ là đúng.

Nhưng ở Nga và một số nước Bắc Âu, 1 năm có 6 tháng lạnh chẳng hạn thì tỷ lệ đột quỵ tăng hay không vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.

Việt Nam mình nói chung và miền Bắc nói riêng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, thì những lúc giao mùa ví dụ chuẩn bị thu sang đông, chuẩn bị đợt gió mùa đông bắc, rõ ràng tình trạng đột quỵ xảy ra rất nhiều.

Ở những người trung niên và người cao tuổi, sức đề kháng, sức chống đỡ bệnh tật rất kém. Nhiều khi ban ngày và ban đêm chênh lệch khoảng 10 độ C là cơ thể không thích ứng kịp. Do đó, giao mùa là thời điểm cơ thể dễ dàng phát bệnh.

Bên cạnh đó, người già lại còn kèm thêm nhiều bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,… khi đó đột quỵ xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Tuổi trẻ có thể phòng ngừa được nhưng người cao tuổi thì rất khó để phòng ngừa. Cho nên, tỷ lệ mắc đột quỵ cao cũng do nguyên nhân như vậy.

2. Độ tuổi nào cần cảnh giác với đột quỵ mùa lạnh?

Độ tuổi nào cần cảnh giác với đột quỵ mùa lạnh thưa BS? Những yếu tố nào làm gia tăng cơn đột quỵ khi thời tiết thay đổi?

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Tuổi trẻ tỷ lệ mắc đột quỵ sẽ thấp hơn, tuổi trung niên bắt đầu có yếu tố nguy cơ và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều.

Thứ 1, nguyên nhân là do những người cao tuổi sức đề kháng kém, mắc nhiều bệnh mãn tính.

Thứ 2, tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ; vì nó khiến xơ vữa động mạch làm thành mạch không bền, không đủ cung lượng máu lên não gây thiếu máu não, chảy máu não.

Hay rối loạn mỡ máu là độ quánh của máu tăng lên, các thành phần trong máu dễ dàng bám vào thành mạch bị tổn thương và tuần hoàn chi thể ngoại vi trao đổi giảm đi, khiến không đủ máu cung cấp cho các cơ quan của cơ thể và làm ảnh hưởng trực tiếp đến từng bộ phận, ví dụ như ở tim gây nhồi máu cơ tim, mắt làm rối loạn mù, các chi khác thì dẫn đến hoại tử chi,…

3. Người bị đột quỵ cần được cấp cứu như thế nào?

Những sai lầm thường gặp khiến tình trạng người bệnh đột quỵ trở nặng hơn là gì thưa BS? Vậy cách xử trí đúng là như thế nào ạ?

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Thời gian vàng được ứng dụng cho đột quỵ thiếu máu não. Đột quỵ thiếu máu não/nhồi máu não/tắc mạch não chiếm khoảng 80% các trường hợp đột quỵ, còn chảy máu não chỉ khoảng 10-15%.

Trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu điều trị đột quỵ thiếu máu não là chủ yếu. Khi đột quỵ xảy ra thì vùng sau của mạch nuôi dưỡng không được cung cấp máu, tuy nhiên lõi có thể hoại tử, vùng xung quanh có thể thiếu máu não nhưng vẫn còn khả năng hoạt động nếu được tái thông mạch.

Người ta thấy thời gian vàng làm tiêu huyết khối (tức là tan cục máu đông) khoảng 3-4,5 giờ. Trong một số mạch lớn thì tiêu huyết khối ít hiệu quả hơn, do đó phải can thiệp huyết khối thì lúc này thời gian vàng cho can thiệp mạch từ khi khởi phát đến chọc kim vào đùi là khoảng 6 tiếng.

Nếu chúng ta tái thông trong thời gian này thì rõ ràng vùng xung quanh, tức là vùng tế bào ít hoạt động nhưng vẫn có khả năng hoạt động lại nếu được tái thông máu.

Do đó, để đảm bảo thời gian vàng thì đây là cả một hệ thống, từ nhà nước, ngành y cho đến cá nhân mỗi người. Đối với nhà nước phải thay đổi một loạt cơ chế, ví dụ phải bố trí các cơ sở khám chữa bệnh phù hợp; ngành y phải có trang thiết bị, nhân lực đảm bảo xử trí cấp cứu sớm cho bệnh nhân.

Còn đối với người dân, nếu phát hiện ai đó bị đột quỵ thì đầu tiên nên để bệnh nhân trên giường nằm yên tĩnh, xem xét bệnh nhân có ùn tắc đờm dãi, khó thở, tụt lưỡi không thì phải móc họng ra để lưu thông đường thở.

Trường hợp bệnh nhân kích động nhiều thì phải cố định lại, đồng thời lúc đó gọi điện ngay tới cơ sở y tế gần nhất và có khả năng cấp cứu, chẩn đoán đột quỵ.

Chúng ta không thể đưa bệnh nhân đi theo dạng bậc thang từ xã, phường, quận,… mà đến cơ sở gần nhất để tiết kiệm thời gian vàng cấp cứu cho bệnh nhân.

Hoặc người nhà có thể trực tiếp đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng xe taxi chẳng hạn, bên cạnh đó không được cho ăn uống bất kỳ thứ gì trên đường di chuyển.

4. Nên và không nên làm gì để có thể phòng ngừa được đột quỵ?

Với thời tiết chuyển biến bất thường như hiện nay, mỗi người chúng ta nên và không nên làm gì để có thể phòng ngừa được đột quỵ thưa BS?

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Đối với đột quỵ sẽ có yếu tố nguy cơ thay đổi được và không thay đổi được.

Với yếu tố nguy cơ không thay đổi được, ví dụ như:

  • Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đột quỵ càng tăng
  • Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới
  • Người da trắng ít bị hơn người da vàng, da đen
  • Tùy theo vùng địa lý, có vùng đột quỵ do chảy máu não sẽ cao hơn, ví dụ Việt Nam tỷ lệ chảy máu não hiện tại cũng rất cao.

Với yếu tố nguy cơ thay đổi được, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ, do đó nếu điều chỉnh huyết áp tốt thì sẽ ổn hơn.
  • Đái tháo đường nếu được điều chỉnh đường huyết tốt cũng sẽ đỡ đi.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu, phòng ngừa bằng điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, thuốc,…
  • Người bị bệnh tim nên thăm khám thường xuyên
  • Tăng mỡ máu, cần chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện, làm việc

Ngoài ra, cần tránh căng thẳng, stress, tránh các thói quen xấu ví dụ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu,… sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

5. Sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua, có phải uống thuốc phòng ngừa đột quỵ suốt đời?

FB Nguyễn Hùng - Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời

Tôi từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) một lần vào tháng 2/2019, từ đó đến nay tôi luôn duy trì dùng các thuốc Clopidoget 75mg, Atorvastatin 20mg, Telmisartan + Amplodipin/ Xin hỏi bác sĩ những thuốc tôi đang dùng có phải uống suốt đời không? Tôi chỉ sợ chưa chết vì đột quỵ mà chết vì bệnh gan, thận do tác dụng phụ của thuốc. Xin cảm ơn BS.

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Điều lo lắng của bạn rất đúng. Bạn đã được xác định là từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) và bác sĩ cho bạn uống 3 loại thuốc, thứ nhất là thuốc hạ huyết áp, thứ 2 giảm mỡ máu và thứ 3 thuốc dự phòng đột quỵ.

Bạn cần hiểu, cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)  có thể hồi phục nhưng nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nặng hơn.

Thường người ta thấy TIA tỷ lệ tái phát và dẫn đến đột quỵ rất cao, nhất là trong những ngày đầu, tuần đầu và năm đầu. Cho nên, thông thường bác sĩ sẽ có bệnh nhân uống 3 loại thuốc trên. 3 loại tương đối là nhiều nhưng bạn bắt buộc phải uống.

Nếu uống kéo dài sẽ có tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn chuyển hóa gan, tăng men gan, giảm chức năng thận, lâu dài khiến xây xẩm mặt mày, phù nề,…

Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc nếu bác sĩ thấy yếu tố nguy cơ của bạn đã giảm thì có thể sẽ giảm thuốc, nhưng thuốc nào cần thì vẫn phải uống.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thêm thực phẩm chức năng hoặc thảo dược giúp giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị, và tránh nguy cơ tái phát đột quỵ.

6. Sau cơn thiếu máu não thoáng qua, uống thêm sản phẩm bổ sung có sợ tương tác với thuốc tây không?

Đỗ Thanh Phương - Hà Nội

Chào BS, bố tôi tháng trước đột nhiên xây xẩm mặt mày, tê yếu 1 bên sau đó hết, đi khám thì BS kết luận là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Hiện đang điều trị theo đơn của BS, giờ tôi muốn mua thêm NattoEnzym của Dược Hậu Giang cho ba sử dụng, liệu có gây tương tác với thuốc Tây không ạ? Hiện nhà thuốc giới thiệu NattoEnzym thường và NattoEnzym Red Rice, 2 loại này khác nhau ở điểm nào ạ?

TTND GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Để dự phòng, nguyên tắc đầu tiên là phải dùng thuốc Tây y, bởi vì nó giúp chúng ta ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, giảm đái tháo đường,… Khi đã giữ duy trì rồi thì sẽ có các giải pháp khác bằng kết hợp thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.

Muốn tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc và làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc Tây y, thì bạn có thể dùng Nattoenzym Red rice - là một dạng thực phẩm chức năng không gây ảnh hưởng.

Mặc dù Nattoenzym Red rice rất tốt, giảm được cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt lên, nhưng cũng phải dùng khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Đối với NattoEnzym thường được chiết xuất từ đậu tương, giúp hạn chế hình thành cục máu đông và có thể tiêu cục máu đông, từ đó cải thiện tuần hoàn, ổn định huyết áp.

Còn NattoEnzym Red Rice lên men bằng tinh gạo đỏ, giúp hạ mỡ máu - là một trong yếu tố nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, giảm tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây y và giảm bớt thuốc Tây y phải sử dụng.

Trân trọng cảm ơn NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ do cục máu đông nguyên liệu Nhật Bản đã đồng hành cùng chương trình.

Lệ Phương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X