Hotline 24/7
08983-08983

Tuổi 20 đã phải đối mặt với nỗi lo mất ngủ

Hiện tại em là sinh viên 21 tuổi. Dạo gần đây em bị khó ngủ, nằm trằn trọc mãi mà không ngủ được. Bình thường em ngủ trong giờ giao động từ 12g đêm đến 12g30 là ngủ được. Nhưng dạo gần đây, khoảng mấy tuần đổ lại em cố tắt đèn từ 11g, ngủ lúc 11g30 nhưng khi nằm cứ trằn trọc, cựa quậy thay đổi tư thế mà không ngủ được. Nhiều lần xem đồng hồ thì thấy đã 2-3g sáng mặc dù em lên giường từ sớm. Không biết đây là bệnh gì và cách khắc phục ạ.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em!

Chứng mất ngủ là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên hiện tại em mới 20 tuổi đã gặp chứng khó ngủ này, vì thế em đang rất lo lắng không biết có phải em bị bệnh gì hay không? Tuy nhiên thực tế thì cần phải xem xét kỹ lưỡng xem tình trạng của em có phải là khó ngủ thật sự hay không em ạ. Bình thường, khi bắt đầu đi vào giấc ngủ, có người thì rất dễ ngủ, chỉ tầm 5-10 phút có thể ngủ ngay, nhưng cũng có người mất 20-30 phút, thậm chí là hơn. Tuy nhiên nếu đã ngủ thì họ vẫn ngủ sâu giấc, ngủ ngon đến tận sáng, như thế thì không phải là mất ngủ em nhé. Em phải xem lại xem thời gian ngủ mỗi đêm của mình trung bình được bao nhiêu tiếng, ngủ có sâu hay không? Tình trạng khó ngủ có diễn ra thường xuyên hay không?

Khi em gặp tình trạng khó ngủ thì mình cần xem xét lại trong cuộc sống có vấn đề gì đó khiến mình căng thẳng, suy nghĩ nhiều hay không? Nếu có nên sớm giải quyết để tinh thần được thoải mái mới có thể dễ dàng vào giấc ngủ được. Thứ hai là nên đi bộ tầm 30 phút trước khi đi ngủ chừng hơn 1h để cơ thể có sự lưu thông máu được tốt, giúp dễ ngủ hơn. Ngoài ra em nên hạn chế sử dụng trà, cafe, bia rượu,...Nếu thường xuyên mất ngủ, nằm trằn trọc 2-3 tiếng mà không ngủ được, ngủ không sâu giấc, ngủ dưới 5h/ngày, thì em nên đi khám vì khi đó em có thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu gặp tình trạng này các bác sỹ sẽ thăm khám, cho em làm các xét nghiệm kiểm tra công thức máu xem có bị thiếu máu, thiếu máu lên não hay không, chụp xquang sọ não, điện não đồ, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng tuyến giáp,..vì nếu có những bệnh lý ở những cơ quan này cũng thường có triệu chứng là mất ngủ, khi đó bác sỹ tìm ra nguyên nhân và điều trị cho mình thì mới có hiệu quả em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ không phụ thuộc thuốc?

>> Đột ngột mất ngủ, nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước đây, bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là từ 60 tuổi. Tuy nhiên, gần đây, hội chứng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn.

Đối với các người trẻ tuổi, nguyên nhân mất ngủ thường do:

Áp lực công việc, học tập: Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, deadline... làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.

“Nghiện” thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ: Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại... trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt... dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

Không gian phòng ngủ: Không khí trong phòng chưa ngủ thiếu lượng oxy cần thiết dẫn đến ngột ngạt và mất ngủ ở những người trẻ tuổi.

Thói quen ăn uống: Thói quen ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào.

Sử dụng chất kích thích: Chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.

Mất cân bằng hưng phấn và ức chế: Người trẻ có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ

Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp... có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X