Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên kiêng ăn những thứ này
"Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?" chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Nếu trẻ sơ sinh đang trong quá trình bú mẹ mà bị tiêu chảy thì mẹ nên kiêng ăn những thứ sau đây
Đối với các bé đang bú sữa mẹ thì bé hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Lúc này mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường chất lượng sữa mẹ. "Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?" chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ.
Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:
Các loại đồ ăn chưa chín, không vệ sinh sạch sẽ có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng có hại. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối tránh ăn các loại thực phẩm này trong thời gian cho con bú.
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Các loại thức ăn dễ gây dị ứng: Hải sản, đậu phộng..., các mẹ nên hạn chế ăn nếu trẻ sơ sinh đang bị tiêu chảy.
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Những loại thức ăn chưa nấu chín thường là nơi trú ẩn của các vi trùng, vi khuẩn, giun sán, ký sinh chẳng hạn như: tiết canh, nam chạo, gỏi cá, rau sống, mắm tôm, nem chua, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn sinh sôi.
Đồ ăn nhiều đường
Đường và các loại đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo
Những thực phẩm nhiễm độc
Các bậc phụ huynh cần lưu ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều loiaj thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh hoặc kém chất lượng có thể đi theo đường sữa mẹ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé
Những chất kích thích
Các loại đồ uống như café, rượu, bia hay nước ngọt và các loại đồ uống có gas hoặc 1 số loại trà thảo mộc cũng ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Các món ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và có hại cho hệ tiêu hóa của bé. Để bé nhanh khỏi bệnh, mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp Đi
ngoài phân lỏng là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất khi trẻ bị tiêu
chảy cấp. Theo đó, trẻ sẽ đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước, đi nhiều
lần trong ngày có thể từ 10 đến 15 lần/ ngày, mùi chua, phân nhầy,
trường hợp bị lỵ phân sẽ có nước lẫn máu. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ có
dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường gặp khi bị tiêu chảy do rota virus
hoặc do tụ cầu, trường hợp này thường khiến trẻ nôn nhiều trong vài
ngày, dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải. Đồng thời, do bị
mất lượng nước lớn nên bé lúc nào cũng cảm thấy khát. Ngoài ra, bố mẹ
cũng có thể cho ngón tay sạch và khô trực tiếp vào trong miệng và lưỡi
trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước. Tiêu chảy nhiều ngày còn khiến trẻ bị kém ăn, biếng ăn. Không chỉ vậy, trẻ cón những biểu hiện vật vã, kích thích quấy khóc hoặc mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn. Bên cạnh
đó, khi trẻ khóc to không có nước mắt là bị mất nước trung bình. Mắt có
thể bình thường, trũng hoặc rất trũng và khô. Khi nào bé cần đến bệnh viện? Ngoài ra, cũng cần đưa con đến bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây vì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình