Hotline 24/7
08983-08983

Tiêm vắc xin cúm mùa đầy đủ có thể phòng bệnh lên đến 97%

Cúm mùa là căn bệnh dễ lây lan và có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và người lớn nếu không tiêm ngừa đầy đủ. ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm - Trưởng khoa nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẽ cung cấp thông tin về thời điểm bùng phát cúm, các nguy cơ tiềm ẩn, cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.

1. Cúm mùa tại Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

Tại Việt Nam, cúm mùa diễn ra vào thời gian nào? Miền Bắc và niềm Nam có khác nhau về thời điểm xảy ra cúm hay không, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Bệnh cúm mùa do virus Haemophilus Influenza gây triệu chứng ho, sổ mũi hoặc nặng nề hơn, dẫn đến nhiều biến chứng.

Trên thế giới, tùy theo miền, thời tiết gây ra cúm mùa. Tại Việt Nam, cúm mùa thường xảy ra trong khoảng thời gian thay đổi khí hậu. Ví dụ như từ hè chuyển sang thu đông. Tại miền Bắc, thời tiết chia thành 4 mùa rõ rệt, thông thường cúm mùa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12. Còn miền Nam như TPHCM, cúm mùa xảy ra trong thời gian chuyển đổi thời tiết, đỉnh điểm nhất là thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, hoặc từ tháng 9 đến tháng 10.


2. Cúm mùa có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Cúm mùa nguy hiểm như thế nào, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Không chỉ riêng Việt Nam, trên thế giới cũng cho thấy rằng, cúm mùa có thể gây biến chứng cho 61.000 trường hợp trong khoảng một năm, theo thống kê của CDC Hoa Kỳ.

Tại những nước nhiệt đới như Việt Nam, đa số các trường hợp cúm mùa gây ra triệu chứng giống như ho, sổ mũi thông thường. Tuy nhiên, nếu không để ý có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền hoặc trẻ em có bệnh lý nền. Chính vì vậy, cần lưu ý phòng ngừa, điều trị bệnh cúm mùa ở trẻ em.

3. Cúm mùa có thể trở thành thành dịch nguy hiểm

Cúm mùa lây lan với mức độ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Cúm mùa trải qua nhiều giai đoạn. Ví dụ trong giai đoạn ủ bệnh (trong 2 ngày đầu), trẻ em có triệu chứng sốt, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, ho, sổ mũi. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, gây nhầm lẫn với triệu chứng viêm hô hấp trên.

Tuy nhiên, giai đoạn ủ bệnh có khả năng lây lan nhiều nhất và có nguy cơ biến thành dịch. Bệnh có thể lây lan với những người trong gia đình, người chăm sóc, gần gũi bé. Bệnh cũng có thể lây lan ở trường học, ở trẻ mầm non, tiểu học. Đây là những nơi dễ lây lan.

Trong lịch sử các nước, bệnh cúm mùa có thể biến thành dịch nguy hiểm, gây tử vong nhiều, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn.

Ở giai đoạn sau, khi phát bệnh nhiều hơn sẽ khiến sốt cao hơn, ho nhiều hơn. Qua giai đoạn khoảng 1-2 tuần, triệu chứng cúm mùa sẽ dần lui. Trẻ em cũng như người mắc bệnh có thể khỏe mạnh tự nhiên, không phải điều trị đặc hiệu.

Đặc biệt, cần lưu ý những trường hợp cúm mùa ác tính có thể khiến ngườu bệnh suy hô hấp và tử vong.

4. Chăm sóc trẻ mắc cúm mùa như thế nào cho đúng?

Điều trị cúm mùa như thế nào? Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, nên ăn và tránh những gì, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Đối với trường hợp trẻ em mắc cúm mùa, không có bệnh nền, không có dấu hiệu nguy hiểm; trẻ có thể được chăm sóc theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế ngay tại nhà.

Nên cho bé ăn những chất lỏng, dễ tiêu hóa; đồ ăn ấm, chế biến cẩn thận; cho trẻ ăn từng chút để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

Có thể cho trẻ uống thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt thông thường, siro ho an toàn, hút dịch mũi cho trẻ. Không nên dùng thuốc corticoid trong những ngày đầu, vì đây là thuốc ức chế miễn dịch khiến quá trình nhân đôi virus ngày càng nhiều hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Đối với trẻ có biến chứng bội nhiễm viêm phổi hoặc biến chứng suy hô hấp, cần đưa trẻ đi khám để có hướng xử trí kịp thời.

5. Tiêm ngừa đầy đủ để tránh nguy cơ biến chứng và tử vong

Lợi ích của vắc xin trong việc phòng ngừa cúm mùa là gì, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Bệnh cúm mùa có các type phổ biến như A, B, C, D. Cúm mùa nguy hiểm có thể tạo thành dịch do loại cúm A. Chúng ta thường hay nghe cúm lây từ người sang người; từ động vật, gia cầm sang người như H5N1.

Cúm A có các triệu chứng như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: ho, sổ mũi, nhức cơ, mỏi cơ, sốt thông thường (trong 2 ngày đầu) và lui dần sau đó. Mặc dù cúm A ác tính, có thể lây thành dịch nhưng có vắc xin phòng ngừa.

Nếu tiêm ngừa đầy đủ, hiệu quả vắc xin có thể đạt 97%. Đặc biệt, làm giảm tỷ lệ tử vong ở người có bệnh lý nền, trẻ em sinh non, người suy giảm miễn dịch. Những người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn; tỷ lệ giảm biến chứng lên đến 70% và giảm tỷ lệ tử vong rất rõ.

Vì vậy, việc tiêm ngừa vắc xin rất quan trọng cho trẻ em cũng như người lớn tuổi.

6. Tiêm ngừa cúm mỗi năm giúp phòng ngừa 4 chủng virus gây cúm

Vì sao phải tiêm vắc xin cúm mỗi năm? Các nhà khoa học dựa vào những gì để cho ra vắc xin mùa mới? Cơ quan nào trên thế giới đảm nhận khảo sát các chủng cúm và đưa vào vắc xin, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Theo nghiên cứu, người ta sẽ theo dõi sự thay đổi chủng cúm mỗi năm từ đó sẽ  cho ra loại vắc xin phù hợp. Hiện nay phổ biến là vắc xin cúm tứ giá. Vắc xin này sẽ ngừa được hai chủng của cúm A, hai chủng của cúm B.

Các nhà thử nghiệm lâm sàng cho rằng khi tiêm ngừa mỗi năm, hiệu giá kháng thể đảm bảo cơ thể phòng ngừa 4 chủng virus gây cúm mùa, đảm bảo an toàn cho con người.

Theo ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vắc xin cúm tứ giá có thể ngăn ngừa hai chủng cúm A và B 

7. Không nên tiêm ngừa ngay trong mùa cúm khi có nguy cơ nhiễm bệnh

Tại Việt Nam, vắc xin cúm mùa mới sẽ về vào thời điểm nào, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Việt Nam hiện nay có đa số các loại vắc xin phòng ngừa cúm.

Như đã chia sẻ, cúm mùa thường xảy ra trong giai đoạn tháng 3, tháng 4; tháng 9, tháng 10. Chúng ta có vắc xin ngừa cúm tứ giá và có thể tiêm ngừa quanh năm.

Để việc tiêm ngừa có hiệu quả, chúng ta nên tiêm ngừa trước giai đoạn tháng 3, tháng 4; tháng 9, tháng 10. Lúc này sẽ tránh bùng phát giai đoạn mùa cúm, cơ thể sẽ được bảo vệ toàn vẹn. Nên hạn chế việc tiêm ngừa ngay trong mùa cúm, khi đã có nguy cơ nhiễm bệnh, điều này sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.

8. Vắc xin cúm tứ giá có thể phòng ngừa cúm mùa trong năm 2024

Vắc xin 2024 phòng được chủng nào và khác gì mùa trước, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Mỗi năm, nếu chủng cúm không có thay đổi đặc biệt, vắc xin phòng ngừa vẫn là vắc xin cúm tứ giá, trị hai chủng cúm A và hai chủng cúm B. Loại vắc xin này có hầu hết ở các cơ sở tiêm ngừa, có thể phòng ngừa bệnh cúm mùa trong năm 2024.

9. Vì sao vắc xin ngừa cúm quan trọng với trẻ có bệnh nền và người lớn tuổi?

Loại vắc xin nào sẽ phù hợp cho trẻ? Trẻ từ bao nhiêu tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa cúm, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể tiêm ngừa cúm. Vắc xin cúm tứ giá có thể tiêm ngừa cho trẻ em với liều lượng phù hợp. Vắc xin này giúp trẻ phòng ngừa cúm mùa. Từ đó, những trẻ có bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh, suyễn, bệnh lý suy giảm miễn dịch khi tiêm vắc xin sẽ tự bảo vệ mình vượt qua mùa cúm.

Khi cúm nhiễm vào cơ thể làm suy giảm miễn dịch, đó là cơ hội để vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Chính vì vậy, vắc xin ngừa cúm rất quan trọng đối với trẻ có bệnh lý nền và những người lớn tuổi.

10. Tiêm vắc xin đúng thời điểm để bảo vệ tốt nhất

Thời điểm tiêm ngừa cúm có cần đúng một năm hay? Có thể tiêm ngừa sớm nếu dịch cúm đến sớm hay không, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Theo khuyến cáo, phụ huynh nên tiêm vắc xin vào đúng thời điểm đã tiêm ở năm trước. Nếu tiêm sớm hơn, hiệu giá kháng thể vẫn còn tới thời điểm đó. Do vậy, việc tiêm ngừa sớm không giúp bảo vệ tốt hơn bao nhiêu. Vì vậy, không khuyến cáo tiêm ngừa sớm hơn.

Nếu đến thời điểm tiêm ngừa nhưng trẻ không thể thực hiện do bệnh hoặc đi xa, phụ huynh có thể lùi lại thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, không nên tiêm chậm hơn quá lâu, vì lúc này hiệu giá kháng thể đã giảm xuống, trẻ sẽ dễ bị bệnh nếu có nguồn lây.

11. Vắc xin cúm tứ giá có thể ngừa bệnh đến 97%

Tiêm ngừa có bảo vệ khỏi bệnh cúm 100% hay không? Ngoài cúm có thể bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh khác như COVID-19 hay không, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng như các nước khác, cúm tứ giá chỉ là 2 loại cúm A và cúm B. Cúm mùa gây ra 4 type A, B, C, D. Khi tiêm ngừa, chúng ta có thể ngừa đến 97% cúm A và cúm B. Còn cúm C và D nếu không tiêm ngừa sẽ không ngừa được.

Tuy nhiên, cúm A và B gây ra triệu chứng nặng, cũng như có biến chứng. Do đó, khi tiêm ngừa hai loại cúm này, phụ huynh gần như có thể an tâm 100%.

Bên cạnh đó, trẻ vẫn có thể nhiễm chủng loại C, D. Tuy nhiên biến chứng nhẹ hơn, tỷ lệ biến chứng thấp, hầu như không gây ác tính.

Việc tiêm ngừa cúm không liên quan đến tiêm ngừa COVID-19. Do COVID-19 có vắc xin riêng, nên hai việc này hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta hay nhầm cảm cúm và cảm thông thường. Cảm cúm có thể gây ra biến chứng viêm phổi, suy hô hấp; trong khi cảm chỉ có triệu chứng ho, sổ mũi của viêm hô hấp trên, ít gây biến chứng tử vong ở trẻ em.


12. Vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ khoảng 2 tuần sau tiêm

Tiêm vắc xin bao lâu sẽ có tác dụng? Các phản ứng sau tiêm là gì, hướng xử trí ra sao, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Lý Kiều Diễm trả lời: Sau khi tiêm ngừa, hiệu giá kháng thể ở trẻ em bắt đầu tăng lên, bảo vệ trẻ em khoảng sau 2 tuần. Ngoài ra, tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm rất thấp, hầu như chỉ là phản ứng tại chỗ như đau do tiêm. Phản ứng này nhẹ và khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm.

Nếu có triệu chứng sốt, mệt mỏi, phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau, giảm sốt ngay tại chỗ. Tuy nhiên, nếu sau tiêm trẻ có dấu hiệu sốt cao, lừ đừ, khó thở, tím tái, phụ huynh nên đem trẻ đến nơi tiêm ngừa hoặc bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X