Hotline 24/7
08983-08983

Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao?

Đa số những người bị đột quỵ đều có tiền sử huyết áp cao. Khi gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, thở gấp, vã mồ hôi, đau đầu… cần đề phòng dấu hiệu tăng huyết áp để can thiệp kịp thời tránh đột quỵ xảy ra.

I. Mối liên quan giữa đột quỵ và tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao (>140/80mmHg), xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch quá lớn, gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ và là nguyên nhân chính gây đột quỵ xuất huyết não. Bởi vì khi huyết áp cao sẽ làm gia tăng sức ép lên thành động mạch khiến cho thành động mạch bị tổn thương và dễ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.

Ngoài ra, còn góp phần hình thành các cục máu đông bám trên thành mạch máu, từ đó sẽ cản trở quá trình lưu thông máu lên não gây tình trạng đột quỵ nhồi máu não.

Trên thực tế, đa số những người bị đột quỵ đều có tiền sử huyết áp cao.

Tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, gây nguy hiểm tính mạng

II. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

1. Nguyên nhân phổ biến

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Pheochromocytoma, một loại ung thư hiếm gặp của tuyến thượng thận
  • Hội chứng cushing mà thuốc corticosteroid có thể gây ra
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh, rối loạn tuyến thượng thận tiết cortisol
  • Cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Cường cận giáp, ảnh hưởng đến mức canxi và phốt pho
  • Thai kỳ
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Béo phì

2. Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: Tăng huyết áp thường phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi.
  • Sử dụng rượu và thuốc lá: Thường xuyên uống một lượng lớn rượu hoặc hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nữ giới.
  • Tình trạng sức khỏe: Mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính và mức cholesterol cao có thể dẫn đến tăng huyết áp.

3. Các yếu tố rủi ro khác

  • Ít vận động
  • Chế độ ăn giàu muối, nhiều chất béo
  • Tiêu thụ lượng kali thấp
  • Căng thẳng

III. Triệu chứng tăng huyết áp

triệu chứng của tăng huyết ápCẩn trọng khi gặp các triệu chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường có diễn biến âm thầm, triệu chứng ít khi thể hiện rõ ràng nhưng nếu không được phát hiện nó sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nhất là đột quỵ.

Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên đối với người bị huyết áp cao, hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.

Một số trường hợp sẽ biểu hiện triệu chứng như:

  • Nhức đầu
  • Nhói vùng tim
  • Giảm thị lực
  • Thở gấp
  • Da tái xanh
  • Hồi hộp
  • Đánh trống ngực
  • Vã mồ hôi
  • Mặt đỏ bừng

IV. Cách phòng ngừa tăng huyết áp giảm nguy cơ đột quỵ

1. Thay đổi lối sống

Điều chỉnh lối sống và phương pháp điều trị sẽ giúp phòng ngừa tăng huyết áp, từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

a. Tập thể dục

phòng ngừa huyết áp caoVận động nhiều sẽ giúp ổn định huyết áp

Những người bị tăng huyết áp nên tập thể dục vào ít nhất 5 ngày trong tuần, với các hoạt động phù hợp như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội

b. Giảm stress

Căng thẳng gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiểm soát huyết áp. Vì vậy, bạn có thể học cách quản lý nó bằng phương pháp: Thiền, tắm nước ấm, tập yoga và đơn giản là đi bộ.

Nên tránh uống rượu bia, chất kích thích hay đồ ăn vặt để đối phó với căng thẳng, vì chúng có thể góp phần làm tăng huyết áp và các biến chứng của tăng huyết áp.

Tránh hoặc bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe khác.

2. Uống thuốc đều đặn

Nhiều người nghĩ rằng tăng huyết áp không nguy hiểm, chỉ là gây nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi, hoặc tự ý bỏ thuốc, tuy nhiên việc này có thể gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

thuốc điều trị phải được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Họ có thể cần kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát huyết áp của mình và các bác sĩ thường sẽ đề nghị một liều lượng thấp lúc đầu để tránh những tác dụng phụ.

Việc lựa chọn thuốc cũng tùy thuộc vào từng cá nhân và bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào mà họ có thể gặp phải.

Bất kỳ ai đang sử dụng thuốc hạ huyết áp nên đọc kỹ hướng dẫn và cách dùng, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ. Dù là thấy huyết áp ổn định cũng không được tự ý giảm liều hoặc ngưng thuốc.

3. Chế độ ăn

Mọi người có thể ngăn ngừa huyết áp cao để phòng chống đột quỵ bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.

giảm muối trong khẩu phần ănGiảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp

a. Giảm muối

Lượng muối ăn vào trung bình của một người là từ 9g - 12g/ngày. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị giảm lượng tiêu thụ xuống dưới 5g/ ngày có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe liên quan.

b. Hạn chế uống rượu

Uống rượu quá mức có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến khả năng nguy cơ đột quỵ cao hơn. Vì vậy, nên uống tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và một đối với phụ nữ.

c. Ăn nhiều trái cây, rau quả và ít chất béo hơn

Những người bị huyết áp cao muốn phòng tránh đột quỵ nên ăn càng ít chất béo bão hòa và tổng chất béo càng tốt. Thay vào đó, hãy ăn:

  • Trái cây và rau quả
  • Đậu và các loại hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ
  • Cá giàu omega-3 (2 lần/tuần)
  • Dầu thực vật, ví dụ dầu ô liu
  • Sản phẩm sữa ít béo

d. Quản lý cân nặng

quản lý cân nặng ngừa tăng huyết ápQuản lý cân nặng tránh tình trạng thừa cân, béo phí

Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần làm tăng huyết áp. Huyết áp giảm thường kéo theo giảm cân tốt cho sức khỏe và mọi hoạt động của cơ thể.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X