Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao phải tiêm vắc xin viêm gan A?

Mỗi năm toàn cầu có 1.4 triệu người mắc viêm gan A, trong đó, khoảng 7.134 ca tử vong do viêm gan A được ghi nhận trong năm 2016 (chiếm 0.5% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus). Viêm gan A hoàn toàn có thể phòng tránh nếu được tiêm vắc xin.

 

Nội dung bài viết:
I. Những yếu tố nguy cơ mắc viêm gan A
II. Tại sao phải tiêm vắc xin viêm gan A?
III. Ai nên chủng ngừa viêm gan A?
IV. Ai không nên chủng ngừa viêm gan A?
V. Lịch tiêm vắc xin viêm gan A như thế nào?
VI. Các loại vắc xin ngừa viêm gan A có mặt trên thị trường hiện nay
1. Vắc xin AVAXIM
2. Vắc xin HAVAX
3. Vắc xin Twinrix
4. Sau khi tiêm vắc xin viêm gan A sẽ xảy ra những phản ứng gì?
VII. Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên tiêm vắc xin viêm gan A?

 

I. Những yếu tố nguy cơ mắc viêm gan A

Viêm gan A là bệnh gan cấp tính do virus HAV gây ra.

Bệnh viêm gan A lây qua:

- Thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virus viêm gan A;

- Ăn sống động vật có vỏ (trai, hàu…) được nuôi trồng ở nguồn nước có virus;

- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người mắc viêm gan A;

- Dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh viêm gan A (như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng…);

- Tiếp xúc với phân nhiễm viêm gan A;

- Không rửa tay trước khi ăn, sau khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 - 6 tuần sau khi tiếp xúc.

Một số triệu chứng viêm gan A phổ biến bao gồm:

- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn;

- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu;

- Đau bụng, tiêu chảy;

- Đau khớp, bị sốt.

Những biểu hiện này sẽ tồn tại trong vài tuần, trường hợp nặng có thể kéo dài hàng tháng. Bệnh hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, nhưng không phải là không có, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có kèm theo một số bệnh khác như gan, suy tim, tiểu đường, thiếu máu, còn đa số bệnh nhân có thể điều trị khỏi sau 2 - 4 tuần.

Những yếu tố nguy cơ mắc viêm gan AXét nghiệm viêm gan A là xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số kháng thể IgG (Anti HAV-IgG) và kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) tồn tại  trong huyết tương.

II. Tại sao phải tiêm vắc xin viêm gan A?

Cho đến thời điểm hiện tại, viêm gan A vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, dinh dưỡng và tránh sử dụng bia rượu, thuốc chuyển hóa qua gan. Bệnh nhân cũng được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra gan định kỳ.

Viêm gan A hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus. Vắc xin có thể đạt hiệu quả phòng ngừa khoảng 95% ở người lớn khỏe mạnh trong 20 năm. Ở trẻ em, vắc xin có hiệu quả khoảng 85% và có thể kéo dài từ 15 - 20 năm.

III. Ai nên chủng ngừa viêm gan A?

- Tất cả trẻ trên 1 tuổi;

- Gia đình có người mắc viêm gan A;

- Người đang đi du lịch hoặc làm việc tại các quốc gia phổ biến bệnh viêm gan A (ví dụ như các quốc gia ở Trung hoặc Nam Mỹ, Mexico, nhiều nước châu Á, châu Phi và Đông Âu);

- Quan hệ tình dục đồng giới nam hoặc không biết rõ tình trạng sức khỏe bạn tình;

- Sử dụng ma túy;

- Người vô gia cư;

- Người có bệnh gan mạn tính hoặc viêm gan B, viêm gan C;

- Người làm việc với các mẫu hoặc bệnh nhân viêm gan A;

- Bất cứ ai muốn được chủng ngừa viêm gan A.

Ai nên chủng ngừa viêm gan ATrẻ từ 1 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan A.

IV. Ai không nên chủng ngừa viêm gan A?

- Đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin viêm gan A hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin;

- Người đang ốm có sốt hoặc vừa ốm nặng, sốt;

- Người vừa được điều trị hoặc đang điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

- Phụ nữ đang mang thai.

V. Lịch tiêm vắc xin viêm gan A như thế nào?

Vắc xin viêm gan A chỉ có hiệu quả khi được tiêm đúng và đủ liều.

Trẻ em: mũi vắc xin đầu tiên từ 1 tuổi đến 15 tuổi, mũi thứ 2 sau đó 6-18 tháng.

Người lớn: tiêm 2 mũi, trong đó mũi vắc xin thứ 2 sau mũi đầu tiên 6-12 tháng.

VI. Các loại vắc xin ngừa viêm gan A có mặt trên thị trường hiện nay

Hiện nay Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm gan A là HAVAX (Việt Nam) và AVAXIM (Pháp). Ngoài ra, còn có vắc xin phòng viêm gan A và virus viêm gan B kết hợp là Twinrix (Bỉ).

1. Vắc xin AVAXIM

- AVAXIM 80 UI/0.5ml: Chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi, tiêm bắp 2 liều cách nhau 6-36 tháng.

- AVAXIM 160 UI/1ml: Được chỉ định cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên, tiêm bắp 2 liều cách nhau 6-12 tháng.

- Chi phí: AVAXIM 80UI: 475.000 đồng/ liều.

2. Vắc xin HAVAX

- HAVAX 0.5ml: Chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi đến 18 tuổi, tiêm bắp 2 liều cách nhau 6-12 tháng.

- HAVAX 1ml: Chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm bắp 2 liều cách nhau 6-12 tháng.

- Chi phí: 235.000 đồng/ liều.

3. Vắc xin Twinrix

- Trẻ em từ 1 tuổi: Tiêm bắp 2 liều tiêm cách nhau tối thiểu 6-12 tháng;

- Trẻ em từ 9-15 tuổi: Tiêm bắp 2 liều, cách nhau từ 6-12 tháng;

- Thanh thiếu niên từ 16 tuổi và người lớn: Tiêm bắp 3 liều, hai liều đầu tiên cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu 5 tháng.

- Chi phí: 560.000 đồng/ liều.

4. Sau khi tiêm vắc xin viêm gan A sẽ xảy ra những phản ứng gì?

- Sốt cao;

- Khó thở, thở khò khè;

- Mệt mỏi, tim đập nhanh;

- Chóng mặt.

Các phản ứng nhẹ với vắc xin viêm gan A có thể kéo dài từ một đến hai ngày có thể bao gồm:

- Đau tại chỗ tiêm;

- Đau đầu;

- Mệt mỏi.

Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ vắc xin viêm gan A có thể gây phản ứng nghiêm trọng. Nhưng rủi ro tiềm ẩn do viêm gan A lớn hơn nhiều so với rủi ro liên quan đến vắc xin viêm gan A. Vì vậy, việc tiêm vắc xin viêm gan A là cần thiết.

Các loại vắc xin ngừa viêm gan A có mặt trên thị trường hiện nayVắc xin phòng virus viêm gan A điều chế từ virus viêm gan A bất hoạt, giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm gan virus A.

VII. Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên tiêm vắc xin viêm gan A?

Vắc xin viêm gan A chưa được nghiên cứu kỹ trên phụ nữ mang thai, nhưng vắc xin bất hoạt được cho là không có nguy cơ cho thai nhi. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy vắc xin viêm gan A không có tác dụng phụ đối với kết quả sinh nở hoặc sự phát triển của trẻ từ việc người mẹ tiêm vắc xin viêm gan A trong thai kỳ. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ không chọn tiêm vắc xin viêm gan A khi đang mang thai.

Các bà mẹ cho con bú thực hiện chủng ngừa viêm gan A có thể tiếp tục cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ không ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin ở người mẹ hay em bé.

Mời bạn đọc đón xem tiếp:

Phần 1: Bệnh viêm gan A có chữa được không?

Phần 2: Bệnh viêm gan A có chữa được không?

Phần 4: Người bệnh viêm gan A nên và không nên ăn gì?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X