Hotline 24/7
08983-08983

Sử dụng kết hợp nhiều loại laser điều trị các bệnh da khó

BS.CK1 Hoàng Văn Minh - Trung tâm U máu, BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết có những bệnh về da không phải chỉ cần dùng một loại laser thì sẽ cho ra kết quả tốt, mà phải kết hợp nhiều loại laser và phương pháp khác nhau để đem lại kết quả an toàn, không để lại sẹo, không có nguy cơ tái phát cho bệnh nhân.

Kết hợp nhiều loại laser làm mờ bớt đen bẩm sinh

BS.CK1 Hoàng Văn Minh cho biết, bớt đen bẩm sinh là u hắc tố bẩm sinh, xuất hiện trên khoảng 1% ở trẻ sơ sinh. Xuất phát từ nguyên nhân do bất thường di truyền đột biến N-Ras) và tăng sinh mức melanocyte từ tuần 5 - tuần 24 của thai kỳ.

Kích thước của bớt đen bẩm sinh được phân theo những kích cỡ nhỏ, trung bình, hớn hoặc khổng lồ dựa trên đường kính tối đa dự kiến sang thương khi trưởng thành.

Theo BS.CK1 Hoàng Văn Minh: “Bớt đen bẩm sinh để lại biến chứng ngứa, kích ứng và loét, đem lại gánh nặng tâm lý về thẩm mỹ cho trẻ em và gia đình. Những sang thương lớn gây bất thường ở chi, vẹo cột sống.

Nghiêm trọng hơn, Melanoma ác tính dạng ác tính có thể xảy ra ở da hoặc ngoài da bao gồm hệ thần kinh trung ương, phúc mạc và niêm mạc đường tiêu hóa. Neurocutaneous melanosis có thể làm tăng áp lực nội sọ như co giật, liệt dây thần kinh khu trú hoặc não úng thủy”.

Tại hội nghị, BS.CK1 Hoàng Văn Minh nhấn mạnh, đối với bớt đen bẩm sinh, tại Trung tâm U máu nhận định nếu chỉ sử dụng 1 loại laser đơn thuần thì không thể điều trị hết, cần phối hợp nhiều loại laser để hạn chế rủi ro để lại sẹo cho bệnh nhân.

Thông thường, tại Trung tâm U máu phối hợp nhiều loại laser PDL 595nm, LPKTP 532nm hoặc LPALEX 755nm. Đặt chế độ không làm lạnh để bóc tách thượng bì lên sau đó sử dụng laser sắc tố bóc thêm 1 lần nữa.

Phương pháp tốt nhất trong việc điều trị bệnh bớt đen bẩm sinh là triệt lông, vì tại các nang lông có những sắc tố nằm dưới da rất nhiều, khi điều trị hết các vết bớt đen bẩm sinh thường có xu hướng tái phát trở lại. Triệt lông sẽ mang lại tính hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Sử dụng kết hợp nhiều loại laser cho ra kết quả làm mờ vết bớt đen bẩm sinh. 
BS.CK1 Hoàng Văn Minh - Trung tâm U máu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Cần mạnh dạn đốt laser để loại bỏ vết bớt đỏ rượu vang 

Tại buổi hội nghi khoa học Cập nhật chẩn đoán và điều trị các bệnh da khó hiện nay, BS.CK1 Hoàng Văn Minh cho biết, bớt đỏ rượu vang là dị dạng mao mạch biểu hiện dưới dạng mảng màu hồng hoặc đỏ trên da trẻ sơ sinh; đến từ khiếm khuyết di truyền GNAQ trong tế bào nội mô (EC) có tỉ lệ 0.5% ở trẻ sơ sinh; có thể mắc phải, do sau những chấn thương (hội chứng Fegeler).

Bớt đỏ rượu vang không lan rộng, thường chỉ tăng trưởng tương xứng với sự phát triển của người bệnh. Sang thương dày lên có dạng “đá sỏi”. Có thể kết hợp với các bất thường cơ quan khác trong các hội chứng: Sturge-Weber, Klippel-Trenaunay.

Bớt đỏ rượu vang tăng trưởng theo sự phát triển của bệnh nhân. 

Đối với những trường hợp bớt đỏ rượu vang dày lên và xuất hiện “đá sỏi”, điều trị bằng phương pháp ghép da bằng cách “làm căng phồng da” để tạo lớp da mới, sau đó cắt bỏ lớp da cũ và ghép da mới vào. Nhưng khi ghép da mới vẫn có thể để lại di chứng và không hết hoàn toàn.

Thông thường, để điều trị bớt đỏ rượu vang, Trung tâm U máu kết hợp nhiều loại laser như PDL và LP KTP 532nm. Trong đó, laser nhuộm xung PDL 585nm được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bớt đỏ rượu vang.

Trong bài báo cáo, BS.CK1 Hoàng Văn Minh đề cập: “Ngoài laser PDL 585nm, còn sử dụng thêm loại laser khác và dùng phương pháp xâm lấn để đốt các vết bớt đỏ rượu vang. Đây là phương pháp đốt có thể sẽ chảy rất nhiều máu, nhưng cần mạnh dạn điều trị để không còn để lại nhiều di chứng”.

Tỉ lệ lệ tái phát thấp nếu lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ khối u mô mềm Neurothekeoma

Neurothekeoma là khối u mô mềm, nông, lành tính, hiếm gặp, thường gặp nhất ở đầu và cổ. Thường dễ gặp ở nữ giới hoặc nam giới có độ tuổi 20-40 tuổi. Điển hình thường thấy nhất là ở dạng sần hoặc nốt đơn độc, đường kính bé hơn 1cm, có màu da, hồng, đỏ hoặc nâu, giới hạn rõ. Lan ra chậm. Có thể đau khi ấn.

Ngoài ra, trong các trường hợp hiếm, đường kính có thể lớn hơn 1 cm, mô học có dị sản tế bào dạng đa hình và tăng hoạt động nguyên phân, thâm nhiễm vào cơ xương hoặc mỡ dưới da và xâm lấn mạch máu.

BS.CK1 Hoàng Văn Minh cho biết: “Phương pháp điều trị bệnh Neurothekeoma là cắt bỏ bằng phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Có thể kết hợp thương pháp điều trị bằng laser. Tỷ lệ bệnh nhân tái phát sau khi phẫu thuật hoàn toàn thấp. Các sang thương ở vùng nhạy cảm về mặt thẩm mỹ, có thể sử dụng phẫu thuật vi phẫu Mohs”.

Trần Văn G., YOB: 1985. Mắc bệnh Atypical Cellular Neurothekeoma. Phẫu thuật tạo hình+ laser PDL 9 lần + laser LPKTP 7 lần. 

Nevus thượng bì dạng cóc (verrucous epidermal nevus - VEN)

Nevus thượng bì dạng cóc (VEN) là một dị tật lành tính, không viêm, thường xuất hiện khi mới sinh hoặc trong những năm đầu đời. Có dạng u nhú, màu da, nâu, ranh giới rõ, kết hợp thành mảng, phân bố theo đường cong Blaschko.

U bao gồm các tế bào sừng phát sinh từ các tế bào mầm đa năng ở lớp đáy của ngoại bì phôi và là kết quả của các đột biến sau hợp tử thể khảm. Thường có tình trạng tăng sản biểu bì, u nhú có các gờ lưới kéo dài và các tế bào sừng sắc tố bao quanh các nhú bì.

Điều trị Nevus là một thách thức lớn đối với các bác sĩ do hiệu quả thường không cao. Bệnh nhân điều trị thường để cải thiện yếu tố thẩm mỹ. Phương pháp để điều trị các sang thương nhỏ bằng cách phẫu thuật, mài da, phẫu thuật lạnh, đốt điện và đốt laser. Nhưng các phương pháp này có nguy cơ để lại sẹo, tái phát có thể xảy ra.

BS.CK1 Hoàng Văn Minh nhận định: “Có những bệnh ban đầu tưởng chừng sử dụng laser sẽ mang lại kết quả tốt nhưng trên thực tế lại không phải. Ví dụ, trong trường hợp bệnh nhân bệnh Nevus thượng bì dạng cóc trước đây, sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, dùng CO2 tán nhưng không để lại kết quả tốt.

Nhưng tại Trung tâm U máu lại nghiên cứu phương pháp điều trị không ai nghĩ đến và cũng chưa từng có cơ sở nào điều trị bênh Nevus là sử dụng thoa Triluma. Việc thoa thuốc có thể làm giảm kinh tế điều trị bệnh cho bệnh nhân.”

Bệnh Nevus có thể điều trị cải thiện một phần bằng corticosteroid bôi dưới dạng băng kín hoặc tiêm, hoặc sử dụng tretinoin cream, calcipotriol bôi tại chỗ. Retinoid đường uống có thể có lợi đối với sang thương lớn, nhưng có thể phải điều trị suốt đời, BS.CK1 Hoàng Văn Minh nói thêm.

Bệnh Nevus được điều trị bằng thuốc Triluma.

Vắc xin sởi, quai bị, rubella trong điều trị bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà xuất phát từ virus Human papilloma (HPV) gây ra. Hơn 200 phân nhóm HPV đã được xác định, trong đó HPV 6 và 11 được coi là có nguy cơ thấp, trong khi HPV 16 và 18 được coi là có nguy cơ cao (liên quan đến chứng loạn sản cổ tử cung). Phương pháp điều trị tập trung vào việc loại bỏ các khối u, thay vì tiêu diệt virus.

Có nhiều phương thức điều trị sùi mào gà như điều trị các tác nhân tại chỗ (imiquimod, podophyllotoxin); Điều trị bằng phương pháp phá hủy (liệu pháp đông lạnh, đốt điện hoặc laser), hoặc phẫu thuật. Hoặc thuốc điều hòa miễn dịch (ví dụ như interferon). Làm hạn chế tỷ lệ tái phát và tác dụng phụ cao. 

BS.CK1 Hoàng Văn Minh cho biết, liệu pháp điều hòa miễn dịch tiêm trong sang thương có thể sử dụng các loại vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR), dẫn xuất protein tinh khiết (PPD), vắc xin Bacillus Calmette - Guérin (BCG), kháng nguyên Candida đã được chứng minh là có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị sùi mào gà.

Trong đó, MMR và PPD có hiệu quả cao nhất giúp bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và giảm tỉ lệ tái phát.

Bệnh nhân tiêm vắc xin MMR không còn xuất hiện các nốt sùi mào gà.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X