Hotline 24/7
08983-08983

Những tai nạn khó đỡ của “cô bé”

(AloBacsi) – Không ít chị em lâm cảnh khó khăn khi “cô bé” của mình dính vào những “tai nạn” khó ngờ.

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

“Cô bé”… nhỏ quá

Một anh chàng hoang man hỏi BS: “Bạn gái em dậy thì từ năm 17 tuổi. Giờ cô ấy đã 20 tuổi nhưng “cô bé” nhỏ quá, gây khó khăn khi quan hệ. Vì nhỏ quá nên đưa vào rất khó, làm cô ấy đau, từ đó cô ấy có tâm lý sợ đau nên khó mà quan hệ được”.

Trả lời:

Khi “yêu”, nơi “chú bé” đặt vào “cô bé” chính là âm đạo. Đây là một ống xẹp, hai thành âm đạo luôn áp vào nhau và nhờ có tính co giãn rất tốt cho nên phù hợp với mọi kích thước của dương vật.

Việc khó khăn khi quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bạn gái có màng trinh dày, hay đang bị viêm nhiễm sinh dục sẽ có cảm giác đau khi quan hệ nên tạo tâm lý sợ gần gũi, tinh thần chưa thật thoải mái khi quan hệ (do môi trường, hoàn cảnh : quan hệ tình dục trước hôn nhân sợ bị phát hiện, sợ có thai ngoài ý muốn…), và có thể do những kích thích của “màn dạo đầu”của bạn trai chưa đủ tạo cho bạn gái có cảm hứng để âm đạo tiết đủ chất nhờn tạo co giãn tốt khi “yêu”.

“Cô bé”… có mùi

Một cô bé mất tự tin tâm sự: “Có đôi khi "vùng kín" của em bỗng có mùi khó chịu và ngứa ngáy. Nó làm em vô cùng bối rối và tự ti. Em phải làm sao đây?”.

Trả lời:

Nếu bạn có quá nhiều tiết dịch âm đạo gây khó chịu, gây ngứa hoặc có mùi hôi thì rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm.

Có một vài điều cần chú ý trước khi đi khám bác sĩ:

- Bạn không nên làm sạch âm đạo hoặc thụt rửa âm đạo trước khi đi khám bác sĩ, vì điều này sẽ loại bỏ tiết dịch âm đạo.

 - Dịch tiết âm đạo là một tín hiệu giúp các bác sĩ phụ khoa xác định bệnh hoặc nhiễm trùng để có những phương pháp điều trị thích hợp cần thiết.

Cách ngăn chặn và điều trị tiết dịch âm đạo:

- Giữ cho bộ phận sinh dục của bạn sạch sẽ và khô ráo

- Sử dụng đồ lót bông. Tránh mặc quần áo hoặc đồ lót quá chật

- Không dùng chung khăn tắm và để cho khăn khô hoàn toàn giữa những lần sử dụng

- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh, lau bằng giấy vệ sinh từ trước ra sau

- Tránh thụt rửa. Trong khi nhiều phụ nữ cảm thấy sạch hơn nếu họ vệ sinh sau chu kỳ kinh nguyệt hay giao hợp, nhưng thực ra việc này có thể làm cho tình trạng dịch âm đạo trở nên tồi tệ hơn bởi vì nếu vệ sinh liên tục sẽ "tiêu diệt" các loại vi khuẩn lành mạnh ở niêm mạc âm đạo nên mất khả năng chống lại nhiễm trùng

- Ăn sữa chua khi uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men

- Sử dụng bao cao su để tránh đánh lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Nếu bạn bị tiểu đường, cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu

“Yêu” là đau

9 tháng sau khi bị hư thai, chị lo lắng hỏi BS: “mỗi lần quan hệ tôi lại cảm thấy rất đau, nhưng tôi không hề bị viêm nhiễm hay ngứa gì cả (tôi cũng đã đi khám niêm mạc, vòi trứng nhưng rất tốt). Kinh nguyệt thì lại bị xấu đi, tôi chỉ còn 2 ngày kinh và màu rất xấu”.

Trả lời:

Việc giao hợp đau bạn nên xem lại có phải do khô âm đạo hoặc do khúc dạo đầu chưa đạt, nếu vẫn chưa được cải thiện vợ chồng bạn nên khám nam khoa để được tư vấn.

“Cô bé” khô quá

Một phụ nữ trung niên xin tư vấn: “Tôi 46 tuổi, chưa mãn kinh và vẫn thích “chuyện đó” nhưng mỗi khi quan hệ cùng chồng, tôi lại bị đau rát vì khô âm đạo. Tôi nghe bạn bè nói có một số thuốc để cải thiện việc này, nhưng không biết loại nào tốt và có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?”.

Trả lời:

Tuổi càng lớn, cơ thể càng tiết ra ít hormone sinh dục nữ hơn, khiến “chỗ kín” bị khô khi quan hệ. Thực ra, không phải chỉ có chỗ đó, mà cả da, tóc của chị em cũng ít chất nhờn hơn. Đây là quy luật của tạo hoá, khó tránh khỏi, nhưng có những biện pháp để khắc phục phần nào.

Việc đầu tiên cần làm là trang bị cho ông xã kiến thức “yêu vợ”. Nếu ông xã không vội vàng hấp tấp, biết dùng thời gian ban đầu để vuốt ve, yêu chiều vợ cũng có thể cải thiện được tình trạng “khô hạn” ở vợ.

Ngoài biện pháp tâm lý- tình cảm, phụ nữ có tuổi cũng có thể dùng kem bôi trơn âm đạo để cải thiện tình hình. Nếu bị khô âm đạo và khó chịu khi giao hợp, bạn có thể dùng các chất bôi trơn dạng nước bán tại các nhà thuốc (Astroglide, K-Y jelly) hoặc các chất làm ẩm âm đạo (Replens, Vagisil).

Tốt nhất bạn nên đến các phòng khám phụ khoa để các bác sĩ tư vấn cho đúng loại thuốc bôi trơn, bởi có một vài loại thuốc gây dị ứng da. Ngoài ra, bạn có thể dùng kem vazeline để bôi trơn trong trường hợp chưa mua được thuốc bôi phù hợp.

"Cô bé" bị ngứa khi chồng xuất tinh

Một chị phụ nữ khác lại có nỗi khổ khó nói hơn: “Mỗi khi chồng "lên đỉnh", chỗ đó của tôi lại bị sưng phồng lên, rất ngứa và vợ chồng không thể làm gì trong một thời gian ngắn”.

Trả lời:

Bị ngứa sau khi "quan hệ" với chồng có rất nhiều nguyên nhân. Hoặc là bạn bị dị ứng với tinh dịch của chồng. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng số phụ nữ bị mắc sẽ phải chịu những cảm giác rất khó chịu và không được tận hưởng xúc cảm yêu đương. Hoặc bạn có thể bị viêm nhiễm vùng kín nên nhạy cảm với tinh dịch.

Trước mắt, khi quan hệ, chồng bạn hãy thử dùng bao cao su. Nếu bạn thực sự bị dị ứng với tinh dịch của chồng thì cách này sẽ ngăn được tình trạng chỗ đó bị sưng, ngứa.

Ngoài ra, cũng có thể do bạn bị viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh sự viêm nhiễm, cũng có thể việc ngứa bắt nguồn từ sự cọ xát, hoặc do chồng "khởi động" chưa kĩ nên không giúp "cô bé" tiết dịch nhờn khiến "cậu bé" khó lòng thâm nhập.

Lời khuyên cho các ông chồng có vợ không may mắc chứng bệnh này là hãy uống nhiều nước trước và trong khi ân ái vì thiếu nước có thể làm tăng nồng độ của tinh dịch khiến độ axit cao.

Thanh Phong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X