Nguyên nhân gây tăng huyết áp - hiểu đúng để điều trị hiệu quả?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp trong đó có 1 số nguyên nhân mà bạn có thể hạn chế được để kiểm soát tốt hơn tình trạng của mình, hỗ trợ điều trị cao huyết hiệu quả.
Di truyền
Những người sinh ra trong những gia đình có người cùng huyết thống bị cao huyết áp thường có nguy cơ cao hơn mắc cao huyết áp
Giới tính
Nam giới có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn so với nữ giới. Thống kê cũng cho thấy, chỉ số huyết áp của nam giới ở cùng độ tuổi cũng có xu hướng cao hơn nữ giới.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến huyết áp khi mà chỉ số huyết áp có xu hướng tăng theo độ tuổi. Bạn có thể “Tìm hiểu chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi” TẠI ĐÂY để biết khung huyết áp bình thường do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra.
Béo phì
Thừa cân, béo phì làm tăng yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có huyết áp cao. Lý do là những người thừa cân và béo phì cần máu để cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn nên cũng làm tăng áp suất lên thành mạch máu. Theo khuyến nghị thì nữ giới trưởng thành có vòng eo lớn hơn 85cm và nam giới trưởng thành có vòng eo cao hơn 95cm sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao lớn hơn, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để có hướng xử lý sớm và tiến hành tập luyện để nâng cao sức khỏe.
Ăn mặn
Người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tiêu thụ muối ở mức cao, trung bình là 9,4gr mỗi ngày (nam giới là 10,5gr và nữ giới khoảng 8gr), gần gấp đôi mức khuyến nghị của WHO là dưới 5gr/ngày. Lượng muối tiêu thụ lớn thường xuyên khiến tình hình huyết áp cao thêm trầm trọng, và các phương án điều trị, hỗ trợ điều trị giảm hiệu quả.
Ăn nhiều chất béo, ít kali, vitamin D
Ăn nhiều chất béo không chỉ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì mà còn làm tăng nguy cơ máu có nhiều cholestorol xấu, dẫn đến xơ vữa mạch, làm hẹp mạch, tăng áp lực co bóp lên tim. Chế độ ăn ít kali và vitamin D cũng khiến tình trạng xơ vữa mạch thêm trầm trọng.
Hút thuốc, rượu bia
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia, trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại. Đây là những nguyên nhân gây cao huyết áp và khiến tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng.
Caffein
Caffein có thể làm tăng huyết áp ngắn hạn nhưng đáng lo là mức gia tăng lại khá lớn. Hiện chưa rõ nguyên nhân của sự gia tăng huyết áp này nhưng nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp, hãy cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm có caffein
Căng thẳng
Căng thẳng, áp lực, lo lắng, lo âu… dẫn đến cao huyết áp và ở chiều ngược lại, cao huyết áp lại khiến tình trạng căng thẳng, , áp lực, lo lắng, lo âu… thêm trầm trọng, kéo dài. Đây là một vòng luẩn quẩn mà bạn chỉ có thể thoát ra khi được nghỉ ngơi tích cực.
Vận động mạnh
Vận động mạnh làm tăng nhu cầu oxy của nhiều bộ phận trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp. Những người bị tiền cao huyết áp hoặc cao huyết áp sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ khi vận động mạnh quá sức, vì vậy, cần lựa chọn các hoạt động vận động phù hợp, tránh vận động đột ngột.
Bệnh lý và thuốc
Một số bệnh mạn tính như thận, nội tiết… hoặc các thuốc để điều trị các bệnh này cũng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp đối với người bệnh.
Thuốc ngừa thai
Có khoảng 4% số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai huyết áp sẽ cao hơn so với trước đó. Đặc biệt là những người bản thân có chứng cao huyết áp thì sau khi uống thuốc sẽ có khả năng cao huyết áp lớn hơn nữa.
Những người sinh ra trong những gia đình có người cùng huyết thống bị cao huyết áp thường có nguy cơ cao hơn mắc cao huyết áp
Giới tính
Nam giới có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn so với nữ giới. Thống kê cũng cho thấy, chỉ số huyết áp của nam giới ở cùng độ tuổi cũng có xu hướng cao hơn nữ giới.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến huyết áp khi mà chỉ số huyết áp có xu hướng tăng theo độ tuổi. Bạn có thể “Tìm hiểu chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi” TẠI ĐÂY để biết khung huyết áp bình thường do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra.
Béo phì
Thừa cân, béo phì làm tăng yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có huyết áp cao. Lý do là những người thừa cân và béo phì cần máu để cung cấp oxy và dưỡng chất nhiều hơn nên cũng làm tăng áp suất lên thành mạch máu. Theo khuyến nghị thì nữ giới trưởng thành có vòng eo lớn hơn 85cm và nam giới trưởng thành có vòng eo cao hơn 95cm sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao lớn hơn, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để có hướng xử lý sớm và tiến hành tập luyện để nâng cao sức khỏe.
Ăn mặn
Người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tiêu thụ muối ở mức cao, trung bình là 9,4gr mỗi ngày (nam giới là 10,5gr và nữ giới khoảng 8gr), gần gấp đôi mức khuyến nghị của WHO là dưới 5gr/ngày. Lượng muối tiêu thụ lớn thường xuyên khiến tình hình huyết áp cao thêm trầm trọng, và các phương án điều trị, hỗ trợ điều trị giảm hiệu quả.
Ăn nhiều chất béo, ít kali, vitamin D
Ăn nhiều chất béo không chỉ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì mà còn làm tăng nguy cơ máu có nhiều cholestorol xấu, dẫn đến xơ vữa mạch, làm hẹp mạch, tăng áp lực co bóp lên tim. Chế độ ăn ít kali và vitamin D cũng khiến tình trạng xơ vữa mạch thêm trầm trọng.
Hút thuốc, rượu bia
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2015 có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia, trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại. Đây là những nguyên nhân gây cao huyết áp và khiến tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng.
Caffein
Caffein có thể làm tăng huyết áp ngắn hạn nhưng đáng lo là mức gia tăng lại khá lớn. Hiện chưa rõ nguyên nhân của sự gia tăng huyết áp này nhưng nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp, hãy cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm có caffein
Căng thẳng
Căng thẳng, áp lực, lo lắng, lo âu… dẫn đến cao huyết áp và ở chiều ngược lại, cao huyết áp lại khiến tình trạng căng thẳng, , áp lực, lo lắng, lo âu… thêm trầm trọng, kéo dài. Đây là một vòng luẩn quẩn mà bạn chỉ có thể thoát ra khi được nghỉ ngơi tích cực.
Vận động mạnh
Vận động mạnh làm tăng nhu cầu oxy của nhiều bộ phận trong cơ thể, từ đó làm tăng huyết áp. Những người bị tiền cao huyết áp hoặc cao huyết áp sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ khi vận động mạnh quá sức, vì vậy, cần lựa chọn các hoạt động vận động phù hợp, tránh vận động đột ngột.
Bệnh lý và thuốc
Một số bệnh mạn tính như thận, nội tiết… hoặc các thuốc để điều trị các bệnh này cũng làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp đối với người bệnh.
Thuốc ngừa thai
Có khoảng 4% số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai huyết áp sẽ cao hơn so với trước đó. Đặc biệt là những người bản thân có chứng cao huyết áp thì sau khi uống thuốc sẽ có khả năng cao huyết áp lớn hơn nữa.
Theo Phương Minh - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình