Loạn khuẩn đường ruột: bệnh thường mà không thường ở trẻ
Việc cho trẻ ăn uống chưa khoa học, thiếu vệ sinh hay lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Dễ loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh
Chị Thuỳ Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) mất ăn mất ngủ vì tình trạng tiêu hoá của con mình. Con trai hay bị viêm họng nên chị thường xuyên phải cho con dùng kháng sinh dẫn đến việc cháu bị rối loạn tiêu hoá, có triệu chứng phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, cháu có biểu hiện lười ăn...
Chị cho biết: "Cháu đã hơn 3 tuổi nhưng chỉ nặng 10,2kg, cao 93cm, thấp và nhẹ hơn các bạn cùng lứa. Tôi đưa con đi khám và làm xét nghiệm phân, được chẩn đoán là bị loạn khuẩn đường ruột. Tôi rất lo lắng mà không biết phải làm sao?".
Không ít các vị phụ huynh có chung nỗi niềm như chị. Anh Mạnh Hưng (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Con tôi được gần 1 tháng tuổi thì bị viêm phổi nặng, sặc sữa nên phải tiêm nhiều loại kháng sinh, từ khi khỏi bệnh thì cháu bị táo bón, nhiều khi gia đình phải thụt mật ong. Con tôi vì thế cũng ăn kém hẳn đi, không chịu bú mẹ cũng như ăn sữa ngoài."
Theo các chuyên gia y tế, sau khi dùng kháng sinh để diệt các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp thì kháng sinh cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn lành tính làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây nên rối loạn tiêu hoá.
Cụ thể về tình trạng này, BS.Cao Thị Hậu (Nguyên giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, sau khi sinh từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn.
Nhưng sau khi tiếp xúc với môi truờng, do ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại là vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại. Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt.
Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài, đặc biệt là dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết... có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Cùng con vượt giai đoạn khó khăn
Các biểu hiện sớm của loạn khuẩn như rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạnh rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng, có dấu hiệu ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt, xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.
Theo các chuyên gia y tế, nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt... Điều này càng khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho tình trạng của con mình.
Từ phòng nghiên cứu của Viện Vaccin sinh phẩm số 2 thì phương pháp hữu hiệu nhất để tái lập sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm vi sinh (probiotic là các vi khuẩn lành tính).
Các chế phẩm vi sinh như men tiêu hoá Tuệ Linh có thể giúp trẻ bổ sung các vi khuẩn có ích này, tạo cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, ức chế vi khuẩn gây hại. Men tiêu hoá Tuệ Linh còn giúp bổ sung các acid amin và vitamin cần thiết giúp trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì vậy ngoài việc cho trẻ uống chế phẩm vi sinh thì cần có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất.
Nên cho trẻ ăn những thực phẩm tươi, dễ tiêu hoá như: thịt nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu... Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt... , hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt. Đặc biệt phải giữ vệ sinh ăn uống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, các phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ cho con, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm.
Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột, không nên dùng kháng sinh quá 5 - 7 ngày và cần theo chỉ định của BS nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
Theo Ngọc Minh - VietNamnet
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình