Trưởng khoa Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Trẻ khò khè kéo dài gây hậu quả gì?
Câu hỏi
Trẻ bị khò khè thời gian dài nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra hậu quả gì, thưa BS ?
Trả lời
Trẻ khò khè là tình trạng thường gặp, cần can thiệp sớm tránh để lại hậu quả ảnh hưởng về sau
Không ai mong muốn con mình sẽ mắc bệnh lâu dài.
Nếu trẻ bị nhiễm siêu vi đường hô hấp thì trẻ sẽ ho, hắt hơi, khò khè. Người lớn khi hắt hơi sẽ có đàm và bị nghẹt mũi, chúng ta sẽ hỉ, khạc, phun cục đàm ra ngoài. Nhưng những em nhỏ không biết làm điều này, đàm sẽ chảy xuống mũi, có em sẽ liếm dịch đàm đó và cục đàm sẽ gây tiếng khò khè. Nhiệm vụ của chúng ta là lấy cục đàm ra ngoài và thông thoáng lỗ mũi chó trẻ.
Những em bé sơ sinh dù bị nghẹt rất ít dịch đàm nhưng cũng tạo ra tiếng khò khè. Các em nhỏ không biết thở bằng miệng cho nên chuyện tím môi sau khi có cục đàm ở mũi là chuyện thường ngày.
Thậm chí, cục đàm sẽ di chuyển xuống phế quản, gây tắc nhánh phế quản và làm xẹp phổi. Đó là thảm họa đối với những em bé sơ sinh. Chúng ta có nhiệm vụ là lấy cục đàm ra ngoài, để cục đàm không gây tắc nghẽn, cục đàm không di chuyển.
Đối với em bé lớn đã biết thở bằng miệng, khi bị nghẹt mũi thì các em sẽ há miệng thở để phổi có không khí. Nhưng đó là điều không đúng. Chúng ta sẽ dạy trẻ cách làm thông thoáng mũi và thở bằng mũi.
Nếu như khò khè dai dẳng, kéo dài thì vấn đề thực sự nằm ở đường hô hấp dưới. Khi bị tắc nghẽn lâu dài, viêm mạn tính sẽ gây ra hệ lụy cho chức năng phổi, có khả năng xuất hiện cơn hen hay không? Thầy thuốc sẽ làm sạch mũi em bé, thông thoáng đường hô hấp trên nhưng vẫn còn nghe tiếng khò khè thì bắt đầu nghi ngờ phế quản của đường hô hấp dưới.
Lúc đó, bác sĩ sẽ dùng thuốc giãn phế quản. Nếu sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản mà trẻ bớt khò khè (đáp ứng phế quản) thì sẽ nghĩ đây là trường hợp bị hen. Sau những chẩn đoán đó thì chúng ta sẽ có phương pháp can thiệp.
Nếu để khò khè kéo dài thì đứa nhỏ sẽ bị hen sẽ không được điều trị, đến lúc nào đó, trong lòng phế quản sẽ tái cấu trúc. Tái cấu trúc là đường thở sẽ tạo ra cấu trúc mới mà cấu trúc này không phù hợp cho việc thở bình thường. Từ đó, chức năng phổi của trẻ sẽ không còn như trước đây, sự co giãn phổi không hoạt động tốt và sẽ có rất nhiều cơn tắc nghẽn đường thở.
Như vậy, chúng ta không nên để bệnh của trẻ kéo dài như vậy. Một em bé dưới 1 tuổi bị khò khè 1-2 đợt thì đã là yếu có nên cẩn thận. Trẻ từ 2-7 tháng tuổi là độ tuổi dễ nhiễm siêu vi đường hô hấp, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp gây tắc nghẽn đường phế quản khiến chúng ta lầm tưởng chỉ 1 đợt khò khè thì không sao. Nhưng có thể đó là đợt đầu tiên của cơn hen.
Cho nên trong năm đầu đời, nếu trẻ bị 2-3 đợt khò khè thì nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi để chúng ta kiểm soát cơn khò khè. Đó là cách hành xử cần thiết khi có con nhỏ bị khò khè.
Trích từ GLTT của ALoBacsi: Trẻ thở “khò khè” theo mô tả của phụ huynh và của bác sĩ chưa hẳn giống nhau
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình