Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ khò khè vào ban đêm phải làm sao?

Câu hỏi

Thưa BS,

Ban đêm, em bé thở rất dữ khi ngủ, khiến gia đình lo lắng nhưng không nỡ đánh thức. Trường hợp này, phụ huynh cần xử lý như thế nào ạ?

Trả lời

BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên

BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên

Trưởng khoa Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trẻ khò khè vào ban đêm phải làm sao?Khò khè vào ban đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ có vấn đề về đường hô hấp

Chào bạn,

Đây là vấn đề thường gặp ở những bạn nhỏ có vấn đề ở đường hô hấp. Có trường hợp cả nhà thức giấc và ngồi xung quanh bạn nhỏ này, mẹ phải làm đủ tư thế để bạn nhỏ bớt tiếng khò khè.

Khoảng 70% các em nhỏ được đưa đến gặp thầy thuốc vì khò khè. Đó là sự lo lắng của cả gia đình khi nghe trẻ có tiếng khò khè.

Vì vậy, việc khò khè cần phải được xử lý ngay vị trí bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh sẽ không biết được tắc nghẽn ở vị trí nào. Khi áp tai vào lưng thì nghe khò khè nhưng thực sự là đường dẫn truyền từ phía mũi.

Khi các bạn sinh viên đi thực tập, chúng tôi đã làm thí nghiệm bằng cách nhỏ nước muối vào mũi 1 bạn sinh viên, những bạn còn lại sẽ dùng ống nghe để nghe phổi của bạn này. Tất cả đều nghe tiếng khò khè, vì nó vang từ mũi dẫn truyền xuống phổi. Do đó, âm thanh khò khè của trẻ sẽ được thầy thuốc xác minh lại.

Ở nhà, chúng ta có thể phân biệt được một phần. Nếu khò khè do tắc nghẽn ở sâu trong phế quản thì sẽ nghe tiếng khò khè thường xuyên. Nếu khò khè do tắc nghẽn ở mũi thì âm thanh sẽ thay đổi, lúc có lúc không, do mũi to hơn ống phế quản nên cục đàm sẽ di chuyển. Đặc biệt là mấy bạn nhỏ sẽ hít hít, hỉ hỉ và làm thông thoáng bớt đường thở.

Chúng ta sẽ dùng nước muối để nhỏ và làm thông thoáng mũi. Sau khi sạch ở mũi thì tiếng khò khè sẽ giảm đi. Như vậy đó là cách phân biệt đơn giản.

Nhưng có trường hợp, bố mẹ đưa đến gặp bác sĩ và nói trẻ bị khò khè kèm theo bệnh hen. Khi bác sĩ khám thì bác sĩ sẽ bị đi theo hướng tiếng mà bố mẹ gọi là khò khè giống hen. Nhưng người mẹ lại nói với bác sĩ là nghe tiếng thở kỳ lắm. Khi khám thì bác sĩ mới biết đó là tiếng rít thanh quản, nhưng bố mẹ vẫn gọi đó là tiếng khò khè. Vị trí tổn thương là vùng hai thanh âm bị sưng. Nếu có dịp, chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề này, vì nó nguy hiểm hơn hen suyễn và nó diễn ra rất nhanh.

Khi con nhỏ bị khò khè thì bố mẹ sẽ tức tốc đưa trẻ đến bệnh viện. Những tiếng rít thanh quản cũng được bố mẹ gọi là khò khè. Nếu người thầy thuốc không nghe và chứng kiến được tiếng rít này thì sẽ bị dẫn đường bởi tiếng khò khè như là ở trong phế quản, ở phía xa của phổi.

Trong thời đại 4.0 trong tay mọi người đều có điện thoại thông minh, tại sao chúng ta không ghi hình lại để cho bác sĩ xem, đó là cách chính xác nhất để chẩn đoán. Đó là phương tiện mà quý phụ huynh nên tận dụng để bác sĩ và phụ huynh có tiếng nói chung, hơn là chỉ nói con bị khò khè. Như vậy chúng ta sẽ gỡ được những nguyên nhân gây khò khè.

Trích từ GLTT của ALoBacsi: Trẻ thở “khò khè” theo mô tả của phụ huynh và của bác sĩ chưa hẳn giống nhau

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X