Hotline 24/7
08983-08983

Sỏi thận trái 16mm và ứ nước độ 1 điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị sỏi thận trái 16mm và ứ nước độ 1. Không biết nên tán sỏi hay mổ lấy sỏi thì tốt nhất ạ, có cần mổ gấp không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sỏi thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sỏi thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trường hợp của bạn sỏi thận khá to, nên được can thiệp xử trí càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dựa vào vị trí, đặc tính của sỏi và cơ địa từng người cũng như điều kiện sẵn có của co sở y tế.

Nguyên lý của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên. Tán sỏi ngoài cơ thể có ưu thế trong điều trị sỏi thận khi chức năng thận còn tốt và kích thước sỏi nhỏ (dưới 2cm, sỏi bể thận, đài thận; sỏi niệu quản …vv), bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Tuy nhiên một số trường hợp có thể không hiệu quả, như sỏi quá to, quá cứng, vị trí sỏi cách quá xa mặt da… hoặc cần tán thêm 2-3 lần nữa.

Mổ nội soi lấy sỏi cũng là phương pháp đang được áp dụng, ưu điểm là đơn giản, có thể giải quyết được triệt để viên sỏi nhưng bệnh nhân cần phải nằm viện. Do đó bạn cần tới khám ở chuyên khoa Ngoại niệu để được bác sĩ tư vấn trực tiếp tuỳ tình hình cụ thể bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất, đó là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng) và đến bìu . Những triệu chứng khác bao gồm:

- Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
- Tiểu máu;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Ớn lạnh;
- Sốt;
- Cơn đau quặn thận thường xuyên;
- Đi tiểu gấp;
- Đổ mồ hôi.

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sỏi thận, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người lớn tầm 40 tuổi trở lên.

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bạn:

- Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận;
- Ăn quá nhiều muối hoặc đường;
- Béo phì;
- Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước của bạn;
- Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

- Soi niệu quản
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL)
- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận:

- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống;
- Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày;
- Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X