Hotline 24/7
08983-08983

Tán sỏi qua da có gây biến chứng gì không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cho tôi hỏi về tán sỏi qua da, không biết sóng tán sỏi có ảnh hưởng gì đến cơ quan lân cận không? Biến chứng của phương pháp này là gì? Tôi 65 tuổi, có bụng bia từ hồi trẻ, nay đã xuống ký (60kg, cao 1m65), nhưng bụng bia thì vẫn còn, vậy có tán sỏi qua da được không ạ?

Trả lời
Phương pháp tán sỏi qua da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phương pháp tán sỏi qua da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn Đức thân mến,

Biến chứng tán sỏi qua da bao gồm: Chảy máu, thủng ruột, thủng màng phổi, thủng mạch máu, nhiễm trùng và choáng nhiễm trùng.

Bạn có thể tán sỏi qua da nếu có chỉ định của bác sĩ.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Có rất nhiều phương pháp trị sỏi thận nhưng tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể được xem là giải pháp tiên tiến, hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay bởi máy hoạt động theo nguyên lý dùng sóng chấn động ở bên ngoài cơ thể, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến viên sỏi vỡ và sau đó theo nước tiểu ra ngoài.

Phương pháp điều trị tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể được thực hiện nếu kích thước sỏi lớn, có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu. Tán sỏi thận là một thủ thuật không xâm lấn mà sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hình thành trong niệu quản, sỏi trong thận và sỏi trong bàng quang. Có nhiều cách lựa chọn để tán sỏi như: Laser tán sỏi, tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỉ lệ tai biến, biến chứng sau tán sỏi thận thấp, biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt. Các tai biến, biến chứng thường gặp là đau sau tán sỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến khi tán sỏi: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì khi bắn sỏi sẽ biết tập trung chùm tia laser vào mục tiêu viên sỏi thận và bắn trúng đích, theo dõi thật kỹ bệnh nhân trong lúc tán sỏi để biết cường độ tia đã thích hợp chưa để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp và hiệu quả.

Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.

Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.

Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận; chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh; nhiễm trùng niệu diễn tiến do bệnh nhân đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn…

Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như vỡ thận, vỡ gan, vỡ lách; ho ra máu, tràn máu màng phổi; viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu; viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu; xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột.


BS.CK1 Nguyễn Thị Thái Hà
Khoa Tiết Niệu, Bệnh viện Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X