Hotline 24/7
08983-08983

Để tán sỏi ngoài cơ thể cần trải qua những bước nào?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Tôi 55 tuổi, có sỏi thận 12mm, được biết hiện nay có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là tốt nhất cho bệnh của tôi. Xin cho hỏi để tán sỏi thì bệnh nhân phải qua tuần tự các bước gì từ đầu đến khi xong hết? Ví dụ như xét nghiệm gì? Có các thủ thuật gì xâm lấn cơ thể bệnh nhân không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Điều trị sỏi thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Điều trị sỏi thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tán sỏi ngoài cơ thể là sử dụng sóng xung kích hội tụ vào viên sỏi để phá vỡ sỏi, bệnh nhân không hề bị bất kỳ một can thiệp nào khác vào cơ thể. Các mảnh sỏi vụn sẽ tự thoát ra qua niệu quản xuống bàng quang và theo đường tiểu tiện ra ngoài. Phương pháp can thiệp này là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật cao để điều trị sỏi tiết niệu, giảm tối đa các chỉ định mổ thông thường, giảm số ngày nằm viện, đem lại hiệu quả kinh tế và sức khỏe.

Tán sỏi ngoài cơ thể thường được áp dụng cho các trường hợp sỏi thận nhỏ hơn 2 cm và sỏi niệu quản (trừ sỏi niệu quản khung chậu) mà không có dị dạng tiết niệu phối hợp. Trên phim chụp có tiêm thuốc cản quang (UIV), đường tiết niệu phải thông suốt. Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, bệnh chảy máu, vẹo cột sống… sẽ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc cụ thể.

Để tiến hành thủ thuật này, trước hết bệnh nhân phải nhập viện làm các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, siêu âm bụng... để bác sĩ xem xét trường hợp này tán sỏi ngoài cơ thể an toàn không, rồi lên lịch trình tán sỏi. Lúc tán sỏi, ở một số bệnh viện, bệnh nhân được gây mê. Thủ thuật kéo dài 30 phút và không gây đau cho bệnh nhân.

Thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày. Trong quá trình tán sỏi, màn hình kỹ thuật số sẽ lưu lại các hình ảnh cho phép bác sĩ biết được tiến trình và kết quả tán sỏi. Trước khi ra viện bệnh nhân được chụp điện quang kiểm tra, thông thường phim này cho thấy viên sỏi đã được tán vỡ vụn. Sau 10-15 ngày chờ cho các mảnh vụn tự đào thải ra ngoài, bệnh nhân sẽ được chụp phim lần hai để kiểm tra.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu - từ thận đến bàng quang của bạn.

Điều trị sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

- Soi niệu quản
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL)
- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận:

- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống;
- Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày;
- Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X