Hotline 24/7
08983-08983

Sỏi thận san hô 8×14mm có tán được qua da không BS?

Câu hỏi

Thưa BS, Tôi siêu âm có sỏi thận san hô 8×14mm, mong muốn điều trị bằng phương pháp lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ được không vì tôi sợ mổ hở? Chi phí trọn gói là bao nhiêu ạ? Tôi có bệnh huyết áp cao 160/100, bệnh gout và viêm gan B lành tính. Xin cám ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Phương pháp tán sỏi qua da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phương pháp tán sỏi qua da. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đối với sỏi thận có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi.

Với phẫu thuật tán sỏi thận bằng laser, BSĩ sẽ tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi, phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm, lấy mảnh sỏi ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng đối với sỏi có kích thước lớn, ở vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng. Chi phí lấy sỏi thận qua da từ 8 - 12 triệu đồng.

Với phương pháp phẫu thuật nội soi lấy sỏi, BS dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể. Phương pháp này được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc. Chi phí phẫu thuật nội soi lấy sỏi từ 5 - 7 triệu đồng.

Bạn nên khám tại BV có chuyên khoa Tiết niệu để được đánh giá khả năng thực hiện phẫu thuật bạn nhé!

Thân mến.


Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

- Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy), bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận:

- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống;
- Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày;
- Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X