Hotline 24/7
08983-08983

BS ơi, 18 tuổi mắt bị đục thủy tinh thể trị có khỏi không ạ?

Câu hỏi

Em trai tôi 18 tuổi, cả hai mắt em ấy đều bị đục thủy tinh thể nhỏ, bị cận một bên 6,5 bên kia 7,75. Khám ở BV mắt, BS nói vết đục rất nhỏ chưa mổ thay thủy tinh thể được, nên để theo dõi khi nào thấy mờ thì khám lại, nếu có điều kiện thì phẫu thuật Lasik trước. Thưa BS, thường thì người già mới mắc bệnh này, tại sao em tôi mới 18 tuổi đã mắc bệnh. Điều này có bất thường không ạ? Nên ăn uống thế nào để hạn chế bệnh phát triển? (Lệ Thy - TP.HCM)

Trả lời

Thủy tinh thể (TTT) là một bộ phận của nhãn cầu, là một thấu kính hai mặt lồi, trong suốt. TTT có chức năng điều tiết để vật thể bên ngoài mắt dù gần hay xa cũng đều có ảnh xuất hiện trên võng mạc.

TTT có cấu tạo chủ yếu từ nước và protein. Một số loại protein chuyên biệt bên trong TTT chịu trách nhiệm giữ cho nó được trong sáng. Sau nhiều năm, cấu trúc của các protein này bị thay đổi cuối cùng làm cho TTT bị đục dần.

Cũng có một số rất ít trường hợp đục TTT xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong những năm đầu đời do sự thiếu sót enzyme mang tính di truyền, những chấn thương nặng nề của mắt, phẫu thuật mắt hoặc viêm bên trong mắt cũng có thể gây đục TTT khi còn trẻ tuổi

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều, đi ra nắng giữa trưa, ánh sáng nhân tạo, tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói. Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của TTT, làm mất dần protein và dẫn đến đục.

Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết với sự hình thành đục thủy tinh thể. Người bị đục TTT có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene. Ngoài ra còn do sử dụng thuốc corticoide không đúng.

Đối với những thay đổi do đục TTT ở giai đoạn sớm, sức nhìn có thể được cải thiện bằng cách thay kính, dùng kính phóng đại, hoặc tăng độ sáng của đèn mỗi khi cần thực hiện những việc phải quan sát kỹ. Cuối cùng, bệnh sẽ tiến triển đến mức chỉ còn cách can thiệp hiệu quả duy nhất là phẫu thuật. Quyết định phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giới hạn thị lực mà bệnh nhân cảm thấy.
Theo chúng tôi em bạn nên khám BV Mắt và tùy theo diễn tiến của người bệnh BS sẽ có quyết định phù hợp.

Chế độ ăn: nên dùng những loại thức ăn có tác dụng chống oxy hóa. Bao gồm: cam, chanh, bưởi cung cấp vitamin C, gấc, cà chua, đu đủ, những trái có màu đỏ hoặc cam cung cấp vitamin A, giá đậu xanh cung cấp vitamin E. Các chất chống oxy hóa sẽ làm cho tình trạng tổn thương (đục TTT) ngừng lại chứ không thể phục hồi.

Chú ý không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và tia cực tím.

BS Chuyên khoa của AloBacsi

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X