Hotline 24/7
08983-08983

Biến chứng đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào nhận biết?

Câu hỏi

Em thấy một số trường hợp sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 xuất hiện tình trạng đông máu nên cũng đang phân vân không biết có nên tiêm hay không. Cho em hỏi, tỷ lệ đông máu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 như thế nào? Liệu có dấu hiệu nào nhận biết không ạ? Em cảm ơn. (Vũ Văn Tiệp - TPHCM).

Trả lời

Nhức đầu dữ dội là một trong những triệu chứng cảnh báo biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Về vấn đề này, theo PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa - Phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TPHCM, sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc xin sẽ là 30 ngày.

PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa dẫn chứng, tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vắc-xin Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất.

Trong đó, huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc xin AstraZeneca tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.

Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa, biến chứng đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Để tránh các nguy cơ cho sức khỏe, sau khi vắc xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. Nếu trong vòng 24-48 giờ, người được tiêm vắc xin có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thì đây là những phản ứng thường gặp, không gợi ý đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu.

Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa, các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm:

1. Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm vắc xin. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14.

2. Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

3. Các triệu chứng thường gặp:

- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa nhấn mạnh, khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.

Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vắc xin nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu cần thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.

Trân trọng!

>>> Cơ địa dị ứng, có nên tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao nhiêu ngày có thể hiến máu?

>>> Tiêm vắc xin COVID-19 cùng lúc với các vắc xin khác, nên không AloBacsi ơi?

>>> Bệnh nhân cơ xương khớp, cần ngưng thuốc nào trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm ngừa COVID-19: Ai đủ điều kiện, ai cần trì hoãn, thận trọng và chống chỉ định?

>>> Những triệu chứng mắc COVID-19 của người đã tiêm vắc xin?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?

>>> Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Khi nào Việt Nam mới đủ vắc xin COVID-19 cho người dân?

>>> Xuất hiện biến chủng mới, vắc xin COVID-19 có còn tác dụng?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu cơ thể sẽ tạo miễn dịch?

>>> Vắc xin COVID-19 sẽ bảo vệ cơ thể trong bao lâu, liệu có hiệu quả suốt đời?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X