-
Xuất hiện biến chủng mới, vắc xin COVID-19 có còn tác dụng?
Câu hỏi
Hiện giờ xuất hiện thêm biến chủng mới, tôi có thắc mắc như vậy liệu vắc xin có còn tác dụng không? Xin giải đáp giùm tôi. (Hồ Quốc Sang - TPHCM).
Trả lời
Những biến đổi hoặc đột biến của virus sẽ không làm cho vắc xin mất hoàn toàn tác dụng (Ảnh minh họa)
Bạn thân mến,
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay có ít nhất 4 biến thể thuộc nhóm đáng lo ngại, gồm biến thể xuất hiện tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. Hiện ở Việt Nam đã có biến chủng Ấn Độ lưu hành khiến nhiều người lo lắng, liệu vắc xin còn tác dụng?
Theo chuyên san The Conversation đưa tin, một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy kháng thể bị giảm khả năng vô hiệu hóa cơ chế lây nhiễm của SARS-CoV-2, nhưng dữ liệu thực tế chứng minh rằng đến nay các biến thể gây lo ngại vẫn chưa tác động đáng kể đến tính hiệu quả của vắc xin.
Nhóm nghiên cứu quốc gia về vắc xin COVID-19 của Qatar thông tin, vắc xin của Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức) có hiệu quả 90% đối với biến thể tại Anh và 75% đối với biến thể tại Nam Phi. Còn vắc xin của AstraZeneca có hiệu quả 75% đối với biến thể tại Anh.
Còn AFP cũng dẫn nghiên cứu của Viện Pasteur (Pháp) cho thấy vắc xin của Pfizer/BioNTech vẫn duy trì khả năng bảo vệ trước biến thể ở Ấn Độ, dù hiệu quả có giảm nhẹ. Cụ thể, nghiên cứu đối với 16 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 liều vắc xin này cho thấy số kháng thể đối với biến thể ở Ấn Độ giảm 3 lần, nhưng vẫn đủ khả năng bảo vệ.
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế công cộng Anh cũng cho thấy vắc xin của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả phòng bệnh đến 88%, còn vắc xin của AstraZeneca đạt mức độ bảo vệ 60% đối với biến thể tại Ấn Độ. Tỷ lệ của AstraZeneca thấp hơn có thể do việc triển khai liều thứ 2 chậm hơn so với vắc xin của Pfizer/BioNTech.
Đối với vắc xin Sputnik V của Viện Gamaleya (Nga), chuyên trang Farmiweb dẫn 2 nghiên cứu tại Argentina của Viện Vi rút học tại Đại học quốc gia Cordoba và chính quyền tỉnh Cordoba khẳng định tính hiệu quả của vắc xin này đối với biến thể tại Brazil, với 99,64% người được tiêm có kháng thể 42 ngày sau khi tiêm đủ 2 liều.
Các chuyên gia của Việt Nam, GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM dựa trên những nhận định Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đánh giá, hiện các vắc xin COVID-19 được cấp phép cung cấp sự bảo vệ nhất định chống lại các biến thể virus mới vì chúng tạo ra một phản ứng miễn dịch rộng rãi liên quan đến một loạt kháng thể và tế bào.
Vì vậy, những biến đổi hoặc đột biến của virus sẽ không làm cho vắc xin mất hoàn toàn tác dụng. Trong trường hợp bất kỳ loại vắc xin nào được chứng minh là kém hiệu quả hơn đối với một hoặc nhiều biến thể, thì có thể thay đổi thành phần của vắc xin để bảo vệ chống lại các biến thể này.
Hiện, việc giám sát các đột biến của virus cũng như tác động của các biến thể mới đối với hiệu quả bảo vệ của vắc xin vẫn cần được tiếp tục theo dõi, cập nhật và đánh giá. Đồng thời, dù được tiêm vắc xin thì vẫn cần thực hiện song hành khuyến cáo 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế) của Bộ Y tế.
Mời xem thêm các bài viết cùng chủ đề COVID-19 TẠI ĐÂY.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người qua những con đường nào?
Những triệu chứng nào cảnh báo bạn có khả năng mắc COVID-19?
Virus SARS-CoV-2 có tuổi thọ bao lâu, tự hủy diệt trong môi trường nào?
Triệu chứng COVID-19 xuất hiện sau bao lâu khi tiếp xúc với mầm bệnh?
Thế giới và Việt Nam đã phát hiện bao nhiêu biến chủng SARS-CoV-2?
Đang ở trong khu vực giãn cách xã hội, nên làm gì nếu có triệu chứng sốt, ho, đau họng?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình