Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, sắp tới tôi nằm trong danh sách tiêm vắc xin COVID-19, nhưng đọc nhiều thông tin về tác dụng khiến tôi khá lo lắng, nhất là tình trạng sốc phản vệ. Xin hỏi, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 những dấu hiệu nào cho thấy sốc phản vệ cần đến bệnh viện ngay?

Trả lời

Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm, sau đó lên phòng bệnh theo dõi tiếp trong 24 giờ và sau khi về nhà thì tiếp tục theo dõi, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Sốc phản vệ là một phản ứng có hại rất hiếm có thể xảy ra sau khi sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin phòng nhiễm COVID-19. Bất kỳ ai bị phản ứng phản vệ đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố lạ như thức ăn, thuốc... có khả năng gây dị ứng cho cơ thể) gây ra các bệnh cảnh lâm sàng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản, có thể gây tử vong trong một vài phút.

Có 4 mức độ phản vệ nhanh diễn tiến nặng. Phản vệ độ 2 có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, 4 nhưng cũng có khi mức độ phản vệ nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự, cần phải khẩn trương xử trí.

* Mức nhẹ (độ I): chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

* Mức nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp có thể tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

* Mức nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn gồm: đường thở (tiếng rít thanh quản, phù thanh quản), thở (nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở); rối loạn ý thức (vật vã, hôn mê, co giật); tuần hoàn (sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp).

* Mức độ IV với biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Trong số các trường hợp gặp phản ứng sau tiêm ngừa COVID-19 thời gian qua là mức độ nhẹ, có khoảng 0,7% là phản ứng phản vệ. Trong các trường hợp phản ứng phản vệ (độ 2 và 3), chỉ có 1 người phản ứng độ 3, còn lại là độ 2.

Khi đến điểm tiêm, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân cho bác sĩ khám sàng lọc, thực hiện theo dõi sau tiêm theo hướng dẫn và báo ngay cho cán bộ y tế theo số điện thoại ghi trong phiếu tiêm chủng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.

Trân trọng!

>>> Khi nào Việt Nam mới đủ vắc xin COVID-19 cho người dân?

>>> Xuất hiện biến chủng mới, vắc xin COVID-19 có còn tác dụng?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu cơ thể sẽ tạo miễn dịch?

>>> Vắc xin COVID-19 sẽ bảo vệ cơ thể trong bao lâu, liệu có hiệu quả suốt đời?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X