Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bị viêm phổi và viêm dạ dày, điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Chào BS, Em 25 tuổi, là nam. Hồi trước, cách đây 9 tháng em nội soi ở Đại học Y dược thì kết luận là viêm dạ dày, dương tính Hp. Em có điều trị thuốc một lần thì khỏi Hp, dạ dày cũng không còn đau. Nhưng gần đây sức khỏe của em rất yếu. Em bị cả viêm phổi (1/3 bên phải) và dạ dày em có dấu hiệu bị đau, thỉnh thoảng nhưng nóng rát và ợ hơi nhiều. Em bị nóng và đau ở phần thực quản và 2 bên phổi, hít vào rất khó khăn, khi em nuốt thức ăn, qua họng thì dễ nhưng khi qua thực quản thì hơi đau một chút và nóng lên, cái nóng lan qua bên 2 lá phổi luôn. Gần đây em hay bị đau đầu lấm chấm ở phía sau, cổ mỏi nhất là khi em ăn. Và đặc biệt là có đàm kết đặc lại thành cục lớn phần giữa 2 lá phổi, ho rất khó ra, nghe ầm ầm rất nặng, cục đàm khiến em yếu đi nhiều thở vào nhưng oxy không vào được, người em hơi ớn lạnh. Vậy em xin hỏi là: 1. Việc kết đàm thành cục nặng vậy màu trắng đục giữa 2 phổi (cũng là vị trí của thực quản chạy qua) có liên quan đến dạ dày không hay là bên phổi ạ (có BS nói đờm có trong dạ dày nhưng cũng có BS khẳng định là không)? 2. Việc em bị ớn lạnh, đầu bị đau lấm chấm khi ăn có liên quan đến dạ dày không ạ, hay là em bị viêm phổi hành ạ? 3. Giữa viêm phổi và viêm dạ dày em nên điều trị cái nào trước ạ (vì giờ em uống thuốc tây nhiều quá ), có 1 số thuốc long đờm phản kháng viêm dạ dày phải không ạ?
Trả lời
Bác sĩ xin phép trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, với các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực… liên quan đến bữa ăn; là nguyên nhân và cũng là yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh phổi như viêm phổi hít, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi…
Tuy nhiên, không phải bệnh phổi nào cũng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý dạ dày, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để đánh giá và theo dõi trực tiếp, từ đó mới có thể tư vấn bệnh chính xác cho bạn được.
2. Đau đầu và ăn uống thường ít có mối liên quan, việc bạn đau đầu có thể liên quan đến hiện tượng nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thức ăn, hoặc bệnh lý về thần kinh gây căng thẳng kéo dài, mà triệu chứng biểu hiện rõ nhất là khi ăn.
3. Viêm phổi là một bệnh cấp tính và nguy hiểm, nên cần phải được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu viêm phổi kéo dài cần phải nhập viện theo dõi, tìm nguyên nhân, nếu có liên quan đến bệnh dạ dày thì cần điều trị song song cả hai bệnh.
Tóm lại, do không có được các thông tin về kết quả thăm khám và xét nghiệm cũng như đơn thuốc chính xác đã có nên bác sĩ chưa thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Tốt nhất bạn nên tới bệnh viện lớn, đa khoa, mang theo hồ sơ bệnh án cũ đầy đủ để bác sĩ đánh giá mà đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất bạn nhé!
Thân mến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình