Giúp trẻ bớt lo lắng khi dậy thì
Sự thay đổi cơ thể mạnh mẽ thường khiến trẻ dậy thì căng thẳng, lo lắng.
Dậy thì là một giai đoạn miêu tả tất cả các sự thay đổi trên cơ thể trẻ, là dấu hiệu báo trước trẻ đang sắp trở thành người lớn. Những thay đổi này bao gồm cơ thể trẻ phát triển nhanh và thường bị vỡ giọng (ở nam).
Những thay đổi này xảy ra ở hầu hết mọi đứa trẻ vào các thời điểm khác nhau. Ví dụ, một số trẻ bắt đầu có sự thay đổi vào lúc lên 10, trong khi một số trẻ khác chỉ thay đổi khi chúng ở độ tuổi 16. Quá trình thay đổi này thường diễn ra một cách từ từ, thông thường những trẻ gái có sự thay đổi sớm hơn những trẻ trai.
Trong giai đoạn này, não của trẻ phóng thích ra nhiều hormon giới tính, nên ngoài việc thay đổi về diện mạo, cảm xúc và tâm sinh lý của trẻ cũng bị xáo trộn. Tâm trạng trẻ thất thường, do trẻ bắt đầu cảm thấy lo lắng về những thay đổi trên cơ thể theo cách suy nghĩ riêng của chúng.
Dưới đây là một vài dấu hiệu trẻ trai thường gặp khi đến tuổi dậy thì:
- Thay đổi thể trạng: Ngoài việc phát triển mạnh về chiều cao, những trẻ trai cũng thường tăng cân nhanh và cơ bắp của chúng cũng phát triển rắn chắc hơn. Tinh hoàn và dương vật của trẻ cũng bắt đầu phát triển và sản xuất tinh trùng.
- Lông: Khi đến tuổi dậy thì, vùng da dưới hai cánh tay, đùi và "vùng kín" của trẻ sẽ bắt đầu mọc lông. Râu cũng bắt đầu lún phún xuất hiện trên mép trẻ. Một vài đứa trẻ còn mọc lông trên ngực.
- Vỡ giọng: Ở thời điểm này, giọng nói của trẻ trở nên trầm hơn. Trên cổ của chúng xuất hiện "quả táo của Adam", di chuyển lên xuống khi nói hoặc khi nuốt. Đó là lý do giải thích tại sao chúng thường bị vỡ giọng. Mặc dù tình trạng này có thể gây cho trẻ một chút ít lúng túng, nhưng nó sẽ sớm tự biến mất.
Dưới dây là những thay đổi mà những trẻ gái cần lưu ý khi đến tuổi dậy thì:
- Kinh nguyệt: Khoảng 12 tuổi, trẻ gái bắt đầu có kinh lần đầu và tình trạng này sẽ lặp lại hàng tháng. Kinh nguyệt là dấu hiệu thông báo rằng cơ thể của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện và có thể mang thai. Hàng tháng, một trái trứng rụng khỏi buồng trứng, rơi xuống tử cung và lúc ấy, dạ con phát triển thành lớp mô để bảo vệ trứng. Trứng này khi kết hợp với tinh trùng sẽ thụ tinh và trở thành bào thai.
Trong trường hợp trứng không thụ thai, trứng và lớp mô bảo vệ sẽ được phóng thích ra khỏi cơ thể trẻ qua đường âm đạo. Tình trạng này sẽ gây chảy máu kéo dài từ 3-8 ngày. Quá trình này gọi là hành kinh và xảy ra hàng tháng. Nhưng đừng lo lắng nếu chu kỳ kinh nguyệt của trẻ diễn ra không đều.
- Thay đổi thể trạng: Trong giai đoạn dậy thì, trẻ gái cũng phát triển nhanh về chiều cao, đồng thời ngực của chúng cũng bắt đầu phát triển về kích cỡ.
- Lông: Lúc này, trên cơ thể trẻ gái cũng phát triển lông ở vùng da dưới hai cánh tay và xung quanh "vùng kín". Lông măng cũng có thể xuất hiện trên cánh tay, cẳng chân và trên mép trẻ.
Do lượng hormon giới tính được sản xuất ra nhiều trong cơ thể, cả trẻ trai lẫn trẻ gái có thể phát sinh thêm những dấu hiệu khác khi đến tuổi dậy thì. Những thay đổi đó gồm: da nhiều chất dầu, là nguyên nhân dẫn đến sự sinh sôi mụn trứng cá trên mặt trẻ. Tăng cân. Gia tăng lượng mồ hôi do cơ thể tiết ra. Thay đổi về thói quen và thời gian ngủ. Có cảm giác bối rối với những trẻ cùng giới tính.
Tuổi dậy thì thường là giai đoạn gây nhiều lúng túng và tạo nhiều áp lực đối với hầu hết những đứa trẻ. Đặc biệt đối với một số trẻ khi phát hiện cơ thể chúng không phát triển giống như bạn đồng trang lứa.
Các bậc cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự thay đổi này là điều bình thường ở hầu hết mọi đứa trẻ. Trong trường hợp trẻ có tâm lý lo lắng thái quá về thể trạng cũng như sức khỏe, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, tư vấn với các bác sĩ để giúp trẻ yên tâm.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình