Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ ở trẻ em, cha mẹ cần làm gì để cứu sống con?

Đột quỵ ở trẻ tương đối hiếm nên nhiều cha mẹ rất bất ngờ khi con mình bị đột quỵ. Vì vậy, cha mẹ hãy ghi nhớ cách nhận biết và phòng ngừa đột quỵ cho con em mình, điều này rất quan trọng giúp giữ lại tính mạng và giảm biến chứng cho trẻ.

I. Đột quỵ ở trẻ em hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến một vùng não bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, do cục máu đông hay mạch máu bị vỡ. Khi một trong hai điều này xảy ra, các tế bào não bắt đầu chết và tổn thương não dần dần lan rộng.

Đột quỵ ở trẻ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là do các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 không tìm thấy nguyên nhân.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 ở trẻ em nhưng việc nhận biết đột quỵ thường chậm trễ hoặc bỏ sót. Nhiều trường hợp còn bị chẩn đoán nhầm với các tình trạng phổ biến khác như chứng đau nửa đầu, động kinh hoặc bệnh do virus.

Đột quỵ ở trẻ em có tỷ lệ tử vong từ 5-10%. Nếu được cứu sống thì 10-20% sẽ có nguy cơ tái phát hoặc phải chịu ảnh hưởng thần kinh suy giảm lâu dài. Biến chứng của nó có thể nghiêm trọng và lâu dài như khuyết tật thần kinh, suy giảm khả năng nhận thức và vận động vĩnh viễn.

Vì vậy, nhận biết và điều trị sớm đột quỵ là việc rất quan trọng giúp giữ lại tính mạng và giảm biến chứng cho trẻ.

đột quỵ ở trẻ emKhi trẻ đột nhiên đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của đột quỵ

II. Triệu chứng đột quỵ ở trẻ em

Đột quỵ ở trẻ em thường xảy ra đột ngột và bất ngờ với các triệu chứng bao gồm:

  • Khó nói chuyện
  • Đau hoặc cứng cổ
  • Tê hoặc ngứa ran
  • Co giật
  • Mất ý thức đột ngột
  • Đột ngột mất cử động hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân
  • Đau đầu dữ dội đột ngột
  • Nôn mửa
  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Khó nhìn rõ ở một hoặc cả hai mắt
  • Có thể hôn mê

III. Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân cơ bản:

  • Bẩm sinh: dị dạng mạch máu não, phình động mạch não, hội chứng Moyamoya và các dị dạng mạch máu não khác.
  • Di truyền: hồng cầu hình liềm, rối loạn đông máu và các rối loạn khác
  • Môi trường: ngộ độc carbon monoxide, nhiễm trùng, dùng thuốc, chấn thương, viêm mạch máu và mổ xẻ.

Một số trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân của nhiều trường hợp đột quỵ ở trẻ em.

Theo tin tức từ các bệnh viện Nhi đồng tại Việt Nam những năm ngần đây, dị dạng mạch máu não là nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ ở trẻ.

Trẻ vừa chào đời bị tai biến mạch máu nãoTrẻ vừa chào đời có thể bị tai biến mạch máu não do bẩm sinh

IV. Các loại đột quỵ phổ biến nhất ở trẻ em

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời của con người. Hiện, đột quỵ ở trẻ bao gồm cả giai đoạn sơ sinh, ngày càng được ghi nhận nhiều.

Các loại đột quỵ ở trẻ em phổ biến bao gồm:

  • Đột quỵ chu sinh (trẻ sơ sinh) là phổ biến, thường không được chú ý và không được chẩn đoán.
  • Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu trong não.
  • Đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị suy giảm, thường là do cục máu đông (còn gọi là huyết khối) ở một trong các mạch máu trong não. Có các loại đột quỵ nhồi máu não xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh:
  • Đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch (CSVT) xảy ra khi có cục máu đông ở một trong các tĩnh mạch trong não.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ động mạch (AIS) xảy ra khi có cục máu đông trong động mạch não.
  • Huyết khối tĩnh mạch não (CVT) là một đột quỵ do huyết khối (cục máu đông) trong các xoang tĩnh mạch màng cứng.

V. Nên làm gì khi trẻ bị đột quỵ?

điều trị đột quỵ ở trẻCha mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện nếu nghi ngờ con bị đột quỵ

Đột quỵ ở trẻ em thường bị phát hiện muộn do người lớn không biết hoặc không để ý, dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng. Vì vậy, nếu thấy con mình có dấu hiệu khác lạ và nghi ngờ đột quỵ thì cha mẹ nên thực hiện các việc sau, càng nhanh chóng càng tốt:

  • Gọi điện ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất (bằng ôto).
  • Cho trẻ nằm thẳng
  • Không cho trẻ ăn uống gì

VI. Điều trị đột quỵ ở trẻ em

Phương pháp điều trị đột quỵ ở trẻ em cũng dựa vào độ tuổi của trẻ tại thời điểm xảy ra đột quỵ như:

  • Giai đoạn trước khi sinh (trong bụng mẹ)
  • 28 ngày đầu tiên sau sinh, hoặc giai đoạn sơ sinh
  • Trẻ dưới 18 tuổi

Thông thường điều trị đột quỵ ở trẻ em bao gồm dùng thuốc, can thiệp nội mạch và phẫu thuật:

  • Sử dụng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông hoặc viêm mạch máu
  • Phẫu thuật bắc cầu trực tiếp và gián tiếp đối với hội chứng Moyamoya và tắc động mạch lớn
  • Phẫu thuật cắt bỏ sọ để loại bỏ xuất huyết
  • Can thiệp DSA hoặc phẫu thuật dẫn lưu máu tụ
  • Can thiệp DSA hoặc phẫu thuật loại bỏ dị dạng mạch máu não hoặc túi phình
  • Liệu pháp vật lý, ngôn ngữ và nhận thức sau đột quỵ
  • ...

Do những biến chứng nguy hiểm và lâu dài của đột quỵ ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý tới sức khỏe của trẻ hơn, đặc biệt nếu các con thuộc nhóm có nguy cơ cao. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi, đừng chần chừ hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X