Đột quỵ ở trẻ em - Bệnh lý thường hay bị bỏ sót
“Cập nhật chẩn đoán và điều trị đột quỵ ở trẻ em” là một trong những điểm nhấn quan trọng được GS Karel Ter Brugge - “cây đại thụ” trong ngành can thiệp thần kinh thế giới báo cáo trong phiên 3 của Hội thảo quốc tế và Đào tạo Y khoa liên tục CME diễn ra vào ngày 4/11, tại Cần Thơ.
Khả năng phục hồi não sau đột quỵ ở trẻ em tốt hơn người lớn
Đột quỵ không chỉ ám ảnh người lớn tuổi mà ngay cả trẻ em cũng là đối tượng để căn bệnh này “dòm ngó”.
Đột quỵ ở trẻ em là một tai biến ở mạch máu não, nó xảy ra một cách cấp tính do mạch máu bị tắc - nhồi máu não hay mạch máu não bị vỡ - xuất huyết não.
GS Karel Ter Brugge - Nguyên Chủ tịch hội Can thiệp thần kinh thế giới cho biết, việc chẩn đoán hình ảnh đột quỵ ở trẻ cũng tương tự như người lớn là dùng CT, MRI… Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt so với người trưởng thành.
Ở trẻ thường được phát hiện muộn hoặc bỏ sót, trì hoãn, dẫn đến việc vượt quá “thời gian cửa sổ” 6 tiếng sau khi đã xuất hiện các triệu chứng. Có đến ½ các trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ nhưng không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Điểm khác biệt thứ 2 là bác sĩ can thiệp thần kinh ở trẻ em ít hơn so với ở người lớn, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm có thể dẫn đến các kết quả tệ hơn.
Ông đưa ra một số dẫn chứng cho thấy thời gian chậm trễ trong việc đưa ra chẩn đoán hình ảnh ở trẻ em: “Ở Bỉ, thời gian trung bình để có chẩn đoán hình ảnh học khoảng 16 tiếng, tại Anh là 12 tiếng và Canada 9 tiếng. Điều đó cho thấy, dù là quốc gia phát triển nhưng vẫn tồn tại sự chậm trễ trong việc chẩn đoán hình ảnh học. Đó là do thiếu nhận thức về đột quỵ, thứ 2 là việc hình ảnh học cũng gặp nhiều khó khăn vì trẻ thường không hợp tác”.
Đột quỵ ở trẻ em có khoảng 25% trường hợp liên quan đến đột quỵ tĩnh mạch, 75% liên quan đến động mạch. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ là rối loạn nhịp tim, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, GS Karel Ter Brugge đưa ra khuyến cáo, khi có trường hợp trẻ nhỏ bị đột quỵ thì các bác sĩ cần kiểm tra xem bệnh nhi có tình trạng tim bẩm sinh hay không. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ ở trẻ là nhiễm trùng, vấn đề về mạch máu, chấn thương đầu...
Về điều trị, ông cho biết: “Cách đây khoảng 10 năm, chúng tôi không có các loại như stent-retrivers, do đó đã sử dụng TPA tái thông thành công và ghi nhận không có đột quỵ thêm. Ngày nay, chúng tôi thực hiện lấy huyết khối bằng dụng cụ ở cả người lớn và trẻ em”.
Tuy nhiên, GS Karel Ter Brugge cũng nhấn mạnh rằng: “Sau cơn đột quỵ, não bộ của trẻ con có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Để đạt được kết quả điều trị thuận lợi ở trẻ, chúng ta cần chẩn đoán đặc hiệu nhanh, đòi hỏi công tác kết hợp giữa các chuyên khoa. Ở trẻ em có nhiều cơ chế tác động bệnh khác nhau, do đó cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định can thiệp xâm lấn ở trẻ. Điều trị ở người lớn không thể được áp dụng mù quáng đối với trẻ em, luôn luôn cần phải đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu”.
Ông Gralla Jan - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh Thụy Sĩ
Trong bài báo cáo “Cập nhật vai trò CT, CTA, MRI, MRA, DSA trong chẩn đoán điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp” - ông Gralla Jan - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh Thụy Sĩ cho biết chẩn đoán hình ảnh học là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán đột quỵ, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra chiến lược, phác đồ điều trị thích hợp.
Do đó, ông Gralla Jan hy vọng các bác sĩ sẽ đầu tư, học hỏi nhiều hơn về chẩn đoán hình ảnh học, những máy móc này sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân tốt hơn, phân biệt được ai cần điều trị và không điều trị, phương pháp nào tối ưu nhất.
Trong đó, CT, CTA là công cụ sàng lọc, tầm soát tốt vì nhanh, khả dụng và có thể loại trừ chẩn đoán để quyết định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên hay giữ lại điều trị. Đây là 2 thiết bị, kỹ thuật bắt buộc phải có ở những bệnh viện tuyến đầu giúp sàng lọc bệnh nhân.
Đối với cộng hưởng từ (MRI) có ích lợi đối với những bệnh nhân khi các hình ảnh khác vẫn mập mờ trong ranh giới nên hay không nên điều trị. Vì vậy, theo ông Gralla Jan, những trung tâm đột quỵ lớn thì nên đầu tư máy móc dạng này. Đồng thời để chẩn đoán phân biệt những bệnh nhân có triệu chứng tương đối giống đột quỵ.
Còn với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) là loại “vũ khí” lợi hại nhất của các nhà hình ảnh học vì đây là kĩ thuật “chạm” đến được sự thật, kĩ thuật này ngoài chuyện chẩn đoán chủ yếu để can thiệp điều trị. Kết quả điều trị của DSA thường được đánh giá là ngoạn mục vì đạt hiệu quả cao nhất bằng can thiệp tối thiểu nhất.
PGS.TS Lê Văn Trường - Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện 108
Là bác sĩ có kinh nghiệm trong can thiệp mạch, bài báo cáo về “Kinh nghiệm phối hợp đa trung tâm trong điều trị tái thông nội mạch cấp cứu tại Bệnh viện 108” của PGS.TS Lê Văn Trường - Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện 108 khiến hội trường hơn 700 người trở nên sôi động hơn hẳn.
PGS Trường cho biết, trong cấp cứu đột quỵ bệnh nhân đến càng sớm thì cơ hội sống còn càng cao. Do đó, thông tin ban đầu của bệnh nhân là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người tiếp cận ban đầu phải chẩn đoán nhanh, chính xác và bác sĩ có quyết định đúng đắn, kịp thời mới cứu được bệnh nhân, tránh di chứng tàn phế.
Xuôi theo dòng thời đại công nghệ số, tận dụng những tiện ích của phần mềm smartphone như viber, zalo, SMS…, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã thành lập nhóm liên kết giữa các bác sĩ trong viện và các bệnh viện tuyến cơ sở lân cận, với mục đích khi có bất cứ bệnh nhân nào được phát hiện có triệu chứng đột quỵ, lập tức gửi tất cả những thông tin, hình ảnh CT, cộng hưởng từ, kết quả xét nghiệm hoặc hình ảnh video quay triệu chứng lâm sàng… lên group nhóm kín để mọi người cùng chẩn đoán và quyết định chuyển bệnh nhân đến nơi gần nhất và nhanh nhất.
Nếu như trước kia, mỗi khi bệnh nhân đến viện, các nhân viên y tế và người nhà phải chạy đôn chạy đáo từ các phòng chờ lấy kết quả chụp chiếu, xét nghiệm đến hội chẩn để đưa ra chỉ định… có khi mất vài giờ thì ngày nay, nhờ công nghệ thông tin, các công đoạn này rút ngắn chỉ 30 phút. Chưa kể, những bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện lân cận, khi người chưa đến nơi, các kết quả chụp chiếu và xét nghiệm ban đầu đã đến tay các bác sĩ ở Bệnh viện 108.
Nhờ quy trình này mà có bệnh nhân từ khi đặt chân đến Bệnh viện 108 đến lúc được can thiệp mạch chỉ mất 20-45 phút, còn sớm hơn so với tiêu chuẩn 60 phút của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ và thế giới.
Trong tổ chức hệ thống cấp cứu đột quỵ mà PGS Trường trình bày thì làm việc nhóm là yếu tố đầu tiên của chiến thuật 4T (Team - Time - Thrombus - Techniques) bởi đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, nên đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7, kể cả ngày nghỉ, luôn hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nối tiếp các bước liên tục trong quy trình cấp cứu.
Ông cho rằng, hiện nay nước ta chưa có mạng lưới liên kết cấp cứu đột quỵ, việc chuyển tuyến ngẫu nhiên không có định hướng cụ thể nên bệnh nhân thường được đưa đến bệnh viện gần nhất… Chính vì vậy, để bệnh nhân đột quỵ ở các vùng khác nhau có thể được cấp cứu điều trị kịp thời thì cần đòi hỏi có liên hệ giữa các bệnh viện trong khu vực, đồng thời cần xây dựng mạng lưới chính thức giữa các bệnh viện để phối hợp chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ.
Đột quỵ ở trẻ em là một tai biến ở mạch máu não, nó xảy ra một cách cấp tính do mạch máu bị tắc - nhồi máu não hay mạch máu não bị vỡ - xuất huyết não.
GS Karel Ter Brugge - Nguyên Chủ tịch hội Can thiệp thần kinh thế giới cho biết, việc chẩn đoán hình ảnh đột quỵ ở trẻ cũng tương tự như người lớn là dùng CT, MRI… Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt so với người trưởng thành.
Ở trẻ thường được phát hiện muộn hoặc bỏ sót, trì hoãn, dẫn đến việc vượt quá “thời gian cửa sổ” 6 tiếng sau khi đã xuất hiện các triệu chứng. Có đến ½ các trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ nhưng không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Điểm khác biệt thứ 2 là bác sĩ can thiệp thần kinh ở trẻ em ít hơn so với ở người lớn, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm có thể dẫn đến các kết quả tệ hơn.
Ông đưa ra một số dẫn chứng cho thấy thời gian chậm trễ trong việc đưa ra chẩn đoán hình ảnh ở trẻ em: “Ở Bỉ, thời gian trung bình để có chẩn đoán hình ảnh học khoảng 16 tiếng, tại Anh là 12 tiếng và Canada 9 tiếng. Điều đó cho thấy, dù là quốc gia phát triển nhưng vẫn tồn tại sự chậm trễ trong việc chẩn đoán hình ảnh học. Đó là do thiếu nhận thức về đột quỵ, thứ 2 là việc hình ảnh học cũng gặp nhiều khó khăn vì trẻ thường không hợp tác”.
Đột quỵ ở trẻ em có khoảng 25% trường hợp liên quan đến đột quỵ tĩnh mạch, 75% liên quan đến động mạch. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ là rối loạn nhịp tim, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, GS Karel Ter Brugge đưa ra khuyến cáo, khi có trường hợp trẻ nhỏ bị đột quỵ thì các bác sĩ cần kiểm tra xem bệnh nhi có tình trạng tim bẩm sinh hay không. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đột quỵ ở trẻ là nhiễm trùng, vấn đề về mạch máu, chấn thương đầu...
Về điều trị, ông cho biết: “Cách đây khoảng 10 năm, chúng tôi không có các loại như stent-retrivers, do đó đã sử dụng TPA tái thông thành công và ghi nhận không có đột quỵ thêm. Ngày nay, chúng tôi thực hiện lấy huyết khối bằng dụng cụ ở cả người lớn và trẻ em”.
Tuy nhiên, GS Karel Ter Brugge cũng nhấn mạnh rằng: “Sau cơn đột quỵ, não bộ của trẻ con có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Để đạt được kết quả điều trị thuận lợi ở trẻ, chúng ta cần chẩn đoán đặc hiệu nhanh, đòi hỏi công tác kết hợp giữa các chuyên khoa. Ở trẻ em có nhiều cơ chế tác động bệnh khác nhau, do đó cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định can thiệp xâm lấn ở trẻ. Điều trị ở người lớn không thể được áp dụng mù quáng đối với trẻ em, luôn luôn cần phải đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu”.
Đột quỵ: Khi nào chụp CT, MRI hay DSA?
Trong bài báo cáo “Cập nhật vai trò CT, CTA, MRI, MRA, DSA trong chẩn đoán điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp” - ông Gralla Jan - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh Thụy Sĩ cho biết chẩn đoán hình ảnh học là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán đột quỵ, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra chiến lược, phác đồ điều trị thích hợp.
Do đó, ông Gralla Jan hy vọng các bác sĩ sẽ đầu tư, học hỏi nhiều hơn về chẩn đoán hình ảnh học, những máy móc này sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân tốt hơn, phân biệt được ai cần điều trị và không điều trị, phương pháp nào tối ưu nhất.
Trong đó, CT, CTA là công cụ sàng lọc, tầm soát tốt vì nhanh, khả dụng và có thể loại trừ chẩn đoán để quyết định chuyển bệnh nhân lên tuyến trên hay giữ lại điều trị. Đây là 2 thiết bị, kỹ thuật bắt buộc phải có ở những bệnh viện tuyến đầu giúp sàng lọc bệnh nhân.
Đối với cộng hưởng từ (MRI) có ích lợi đối với những bệnh nhân khi các hình ảnh khác vẫn mập mờ trong ranh giới nên hay không nên điều trị. Vì vậy, theo ông Gralla Jan, những trung tâm đột quỵ lớn thì nên đầu tư máy móc dạng này. Đồng thời để chẩn đoán phân biệt những bệnh nhân có triệu chứng tương đối giống đột quỵ.
Còn với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) là loại “vũ khí” lợi hại nhất của các nhà hình ảnh học vì đây là kĩ thuật “chạm” đến được sự thật, kĩ thuật này ngoài chuyện chẩn đoán chủ yếu để can thiệp điều trị. Kết quả điều trị của DSA thường được đánh giá là ngoạn mục vì đạt hiệu quả cao nhất bằng can thiệp tối thiểu nhất.
Phối hợp đa trung tâm trong cấp cứu, điều trị đột quỵ
Là bác sĩ có kinh nghiệm trong can thiệp mạch, bài báo cáo về “Kinh nghiệm phối hợp đa trung tâm trong điều trị tái thông nội mạch cấp cứu tại Bệnh viện 108” của PGS.TS Lê Văn Trường - Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện 108 khiến hội trường hơn 700 người trở nên sôi động hơn hẳn.
PGS Trường cho biết, trong cấp cứu đột quỵ bệnh nhân đến càng sớm thì cơ hội sống còn càng cao. Do đó, thông tin ban đầu của bệnh nhân là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người tiếp cận ban đầu phải chẩn đoán nhanh, chính xác và bác sĩ có quyết định đúng đắn, kịp thời mới cứu được bệnh nhân, tránh di chứng tàn phế.
Xuôi theo dòng thời đại công nghệ số, tận dụng những tiện ích của phần mềm smartphone như viber, zalo, SMS…, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã thành lập nhóm liên kết giữa các bác sĩ trong viện và các bệnh viện tuyến cơ sở lân cận, với mục đích khi có bất cứ bệnh nhân nào được phát hiện có triệu chứng đột quỵ, lập tức gửi tất cả những thông tin, hình ảnh CT, cộng hưởng từ, kết quả xét nghiệm hoặc hình ảnh video quay triệu chứng lâm sàng… lên group nhóm kín để mọi người cùng chẩn đoán và quyết định chuyển bệnh nhân đến nơi gần nhất và nhanh nhất.
Nếu như trước kia, mỗi khi bệnh nhân đến viện, các nhân viên y tế và người nhà phải chạy đôn chạy đáo từ các phòng chờ lấy kết quả chụp chiếu, xét nghiệm đến hội chẩn để đưa ra chỉ định… có khi mất vài giờ thì ngày nay, nhờ công nghệ thông tin, các công đoạn này rút ngắn chỉ 30 phút. Chưa kể, những bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện lân cận, khi người chưa đến nơi, các kết quả chụp chiếu và xét nghiệm ban đầu đã đến tay các bác sĩ ở Bệnh viện 108.
Nhờ quy trình này mà có bệnh nhân từ khi đặt chân đến Bệnh viện 108 đến lúc được can thiệp mạch chỉ mất 20-45 phút, còn sớm hơn so với tiêu chuẩn 60 phút của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ và thế giới.
Trong tổ chức hệ thống cấp cứu đột quỵ mà PGS Trường trình bày thì làm việc nhóm là yếu tố đầu tiên của chiến thuật 4T (Team - Time - Thrombus - Techniques) bởi đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, nên đòi hỏi sự sẵn sàng 24/7, kể cả ngày nghỉ, luôn hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nối tiếp các bước liên tục trong quy trình cấp cứu.
Ông cho rằng, hiện nay nước ta chưa có mạng lưới liên kết cấp cứu đột quỵ, việc chuyển tuyến ngẫu nhiên không có định hướng cụ thể nên bệnh nhân thường được đưa đến bệnh viện gần nhất… Chính vì vậy, để bệnh nhân đột quỵ ở các vùng khác nhau có thể được cấp cứu điều trị kịp thời thì cần đòi hỏi có liên hệ giữa các bệnh viện trong khu vực, đồng thời cần xây dựng mạng lưới chính thức giữa các bệnh viện để phối hợp chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ.
* Nội dung các phiên tiếp theo sẽ được AloBacsi cập nhật. Mời bạn đọc đón xem.
Phương Nguyên - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình