Hotline 24/7
08983-08983

Dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp có những lưu ý gì?

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn phù hợp khi bị tăng huyết áp có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh tăng huyết áp không thể bỏ qua.

1. Cách tính chỉ số BMI như thế nào?

Cân nặng được xem là khỏe mạnh khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong ngưỡng từ 18,5 đến 25 kg/m2. BMI được tính theo công thức sau:

Ví dụ: một người có cân nặng 56 kg, cao 1.64m thì BMI của người này là:

BMI = 56/(1,64 x 1,64)= 20,8 kg/m2

Như vậy người này có cân nặng khỏe mạnh vì BMI nằm trong ngưỡng từ 18,5 đến 25 kg/m2.

2. Chu vi vòng bụng của bệnh nhân tăng huyết áp bao nhiêu là hợp lý?

Bên cạnh việc duy trì cân nặng hợp lý, bệnh nhân tăng huyết áp cần chú trọng chu vi vòng bụng nhỏ hơn 90 cm ở nam và nhỏ hơn 80 cm ở nữ.

3. Làm gì để hạn chế lượng natri ăn vào cơ thể?

Hạn chế lượng natri ăn vào dưới 2.300 mg/ngày. Natri có trong muối ăn và các phụ gia như bột ngọt, bột nêm, nước mắm, nước tương...

Các biện pháp giảm lượng natri ăn vào:

- Không sử dụng thực phẩm giàu muối như mắm, khô cá, cà muối, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khỏi, giò chả, đồ hộp, mì gói...)

- Nêm rất nhạt hoặc tốt nhất không nêm thêm muối ăn và các gia vị chứa muối khi chế biến món ăn.

- Không chấm thêm muối và gia vị chứa muối trên bàn ăn.

- Sử dụng các loại gia vị không chứa muối như chanh, dấm, các loại rau thơm (húng quế, hành, ngò...) thay cho muối trong nêm nếm món ăn.

- Hàm lượng các gia vị chứa 2.300 mg natri (tổng lượng natri được phép sử dụng trong 1 ngày)

- 1 muỗng cà phê muối

- 2 muỗng cà phê bột nêm/bột canh

- 3 muỗng canh nước mắm/nước tương

4. Người bị tăng huyết áp nên ăn bao nhiêu rau củ quả, trái cây mỗi ngày?

- Ăn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây. Đặc biệt các loại có màu sậm như cà rốt, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, đu đủ, cam, dâu tây,…

- Hàm lượng rau củ quả khuyến nghị cho người trưởng thành 240 - 320 g/ngày.

- Hàm lượng trái cây khuyến nghị cho người trưởng thành 240 g/ngày.

- Ăn nguyên xác để nhận tất cả các chất dinh dưỡng, đặc biệt chất xơ thường bị hao hụt trong các loại nước ép.

- Đối với nước ép, nên chọn loại 100% nước ép trái cây và không bổ sung thêm đường hay chất tạo ngọt khác (mật ong).

5. Bệnh nhân tăng huyết áp có nên ăn thực phẩm nguyên cám?

Nên ăn ít nhất 1/2 lượng thực phẩm nhóm ngũ cốc là thực phẩm nguyên cám như cơm gạo lứt, khoai củ, bắp, yến mạch, nui/bún/mì nguyên cám...

Xem thêm: Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào?

6. Nên cắt giảm chất béo xấu, tăng cường chất béo tốt cho người tăng huyết áp như thế nào?

- Lựa chọn thịt nạc thay cho thịt mỡ (thịt ba rọi, chân giò, da động vật).

- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật,

- Cần đối đạm động vật (thịt/cá/trứng) với đạm thực vật (các loại đậu đỗ, hạt).

- Ăn cá, đặc biệt các loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá thu ít nhất 2 lần/tuần.

- Lựa chọn sữa và các chế phẩm (sữa chua, phô mai) từ sữa tách béo.

7. Người cao huyết áp có được tiêu thụ cồn?

Mỗi ngày sử dụng tối đa 1 đơn vị cồn đối với nữ và và 2 đơn vị cồn đối với nam. 1 đơn vị cồn tương đương 1 lon bia 330ml hoặc 150 ml rượu vang hoặc 45 ml rượu mạnh.

8. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá

9. Tăng cường vận động thể lực ra sao ở người tăng huyết áp?

- Tập luyện ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần.

- Người lớn tuổi có thể chia nhỏ buổi tập, ví dụ đi bộ 10 phút 3 lần trong ngày.

(Nguồn: Bệnh viện An Bình)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X