Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào?

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi từ 20 -79) mắc bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Việt Nam không nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh.

Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh. Những trường hợp mới mắc, mức độ nhẹ chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và tập luyện có thể ổn định được đường huyết mà chưa phải dùng đến thuốc điều trị. Dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.

1. Đái tháo đường là gì?

Là một bệnh nội tiết chuyển hóa do rối loạn chuyển hóa chất bột đường trong cơ thể, đặc trưng bởi sự gia tăng đường huyết.

Bệnh tiểu đường kéo dài có thể gây tốn thương các mạch máu và dây thần kinh. Nếu diễn tiến cấp tính, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2. Người bệnh đái tháo đường nên ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Chia khẩu phần trong ngày thành nhiều bữa nhỏ gồm ba bữa chính. Ăn đều đặn các bữa. Không bỏ bữa kể cả khi mệt mỏi hoặc không muốn án.

3. Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế các loại đường nào?

Hạn chế tối đa các loại đường hấp thu nhanh như mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, trái cây khô,…

4. Nên ưu tiên các thực phẩm nào?

Ít nhất 1/2 lượng thực phẩm nhóm ngũ cốc là thực phẩm nguyên cám như cơm gạo lứt, khoai củ, bắp, yến mạch, nui/bún/mì nguyên cám… Hạn chế gạo nếp, bột nếp, bánh mì.

5. Người bệnh đái tháo đường nên tăng cường rau củ quả gì?

Có thể dùng hàng ngày đa số các loại rau như bầu, bí xanh, cà chua, cà tím, các loại rau xanh. Nhu cầu chất xơ khoảng 30g mỗi ngày.

Xem thêm: Ưu điểm vượt trội của điều trị suy tĩnh mạch chân bằng keo sinh học

6. Trái cây mà người bệnh bệnh đái tháo đường nên sử dụng?

Chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và rất thấp như bưởi, mận, lê, táo.

Hạn chế các loại trái cây có chỉ số đường huyết trung bình như cam, dứa (thơm), đu đủ.

Tránh các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như dưa hấu, nhãn, mít, sầu riêng.

7. Người mắc đái tháo đường nên ăn chất béo nào?

Lựa chọn thịt nạc thay cho thịt mỡ (thịt ba rọi, chân giò, da động vật). Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

Cân đối đạm động vật (thịt/cá/trứng) với đạm thực vật (các loại đậu đỗ, hạt).

Ăn cá, đặc biệt các loại cá béo nước lạnh như cá hồi, cá thu ít nhất 2 lần/tuần.

Lựa chọn sữa và các chế phẩm (sữa chua, phô mai) từ sữa tách béo.

8. Bệnh đái tháo đường có thể tiêu thụ thức uống có cồn không?

Mỗi ngày sử dụng tối đa 1 đơn vị cồn đối với nưc và 2 đơn vị cồn đối với nam.

1 đơn vị cồn tương đương 1 lon bia 330ml hoặc 150 ml rượu vang hoặc 45 ml rượu mạnh.

9. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá

10. Vận động thể lực ở người bệnh đái tháo đường ra sao?

Tập luyện ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần.

Người lớn tuổi có thể chia nhỏ buổi tập ví dụ đi bộ 10 phút 3 lần trong ngày.

(Nguồn: Bệnh viện An Bình)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X