Chưa lĩnh lương đã cạn tiền
Đầu tháng quyết tâm "tiết kiệm" nhưng chỉ được vài hôm. Mặc dù lương 7 triệu/tháng nhưng chưa đến ngày lĩnh lương thì tiền trong túi chị không còn một đồng nào.
Ghi chép mỗi ngày là một trong những cách để bạn quản lý việc chi tiêu của mình thành công- Ảnh:
Visualphotos
Chuyên gia Vũ Toàn (người sáng lập một website về quản lý tài chính) cho rằng, việc tiêu tiền quá khoản thu nhập của mình là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân là họ không làm chủ được túi tiền của mình, không kiểm soát được việc thu chi và không biết "tiết kiệm" một cách khoa học.
Thực tế không ít gia đình ở thành phố, thu nhập của vợ 2 triệu đồng/tháng, của chồng 3 triệu đồng/tháng họ vẫn sống đủ. Ngược lại có người thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng vẫn kêu thiếu. Không ít người trong số những người có mức thu nhập thuộc vào hàng khá đó vẫn bị rơi vào tình trạng "chưa đến ngày lĩnh lương đã hết sạch tiền".
Cũng như chị Liên, họ luôn đau đầu vì những câu hỏi đại loại như "Tại sao cuộc sống mình chật vật vậy, luôn thiếu trước hụt sau?"; Tại sao mình mới lãnh lương mà đã hết tiều tiêu rồi ? Sao thời gian đến lần lãnh lương tiếp theo lâu thế?; Mình muốn tiết kiệm mà làm hoài không được? Mình muốn đầu tư chút mà làm hoài không thấy dư?...".
Theo chuyên gia Vũ Toàn, để giải đáp cho những câu hỏi trên, chỉ có một câu trả lời chung là: Hãy tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu không cần thiết.
Các lý do có thể khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu:
1 - Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
2 - Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
3 - Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
4 - Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
Vậy để làm sao để có thể vượt qua những khó khăn trên:
1 - Đầu tiên bạn phải thống kê được mức chi tiêu hàng tháng hiện nay của mình và luôn cập nhật chúng trong suốt quá trình thực hiện cắt giảm. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ dưới đây để thực hiện điều này.
2 - Bạn phải đánh giá được xu hướng chi tiêu của bản thân như thế nào, bao nhiêu phần trăm hàng tiêu dùng thiết yếu, bao nhiêu phần trăm ăn uống ngoài, bao nhiêu phần trăm cho hàng hoá và dịch vụ xa xỉ… Từ đó có thể xác định được khu vực nào nên cắt giảm và khoảng bao nhiêu phần trăm là khả thi.
3 - Đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để bạn có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại và dần dần thay đổi theo hướng tốt hơn. Mỗi lần bạn chỉ nên đặt mục tiêu cắt giảm 10% chi tiêu bình thường của mình.
4 - Chia làm nhiều giai đoạn phấn đấu nhỏ. Mỗi giai đoạn cắt giảm khoảng 10% tổng chi phí lúc ban đầu. Sau khi đạt được, đặt mục tiêu tiếp theo khoảng 10% của mức chi tiêu mới. Dần dần như thế bạn đã có thể đạt được mức độ chi tiêu mình mong muốn.
5 - Kiểm soát dòng tiền để việc cắt giảm chi tiêu sẽ không làm xáo trộn cuộc sống. Bạn cần đánh giá nguồn thu của mình sẽ diễn ra vào lúc nào và dàn trải chi tiêu một cách hợp lý để có thể chi tiêu thực hiện theo kế hoạch và không bị gián đoạn.
6- Cuối cùng, hãy xây dựng tiết kiệm thành một thói quen trong mọi tình huống. Luôn luôn tìm kiếm hay mua hàng với mức giá tốt nhất, hãy trả giá vì mặc dù khoản tiết kiệm đó nhỏ nhưng nhiều lần như vậy bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được một khoản đáng kể.
Những công cụ hỗ trợ bạn trong việc cắt giảm chi tiêu:
1 - Mua hàng từ các website theo mô hình Groupon. Đây là mô hình đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Mua hàng theo mô hình này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bạn có thể chỉ phải bỏ ra 50-70% so với bình thường để được sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống như mong muốn.
2 - Một số website về đấu giá như cũng giúp bạn có thể kiếm đuợc những món đồ với giá hời.
3 - Theo dõi các chương trình khuyến mãi của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm.
4 - Sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân.
Chuyên gia Vũ Toàn khuyên rằng, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết sẽ là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Hãy thực hiện chúng thường xuyên và có sự kiểm soát bảng thu chi hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. Cứ kiên trì và nhẫn nại mỗi ngày như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công. Lúc đó dù thu nhập dù thấp, chỉ 4 - 5 triệu đồng/ tháng, đảm bảo bạn vẫn có thể sống thanh thản, không phải lo nghĩ đến tiền bạc.
AloBacsi.vn
Theo Gia Đình & Xã hội
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình