Hotline 24/7
08983-08983

Cảnh giác với hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, trẻ nằm sấp khi ngủ làm cơ thể đè lên phổi và dạ dày nên nguy cơ đột tử càng cao.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 5000 trẻ em chết do hội chứng FIDS gây ra, nhưng đến nay nó vẫn là một điều bí ẩn.
 
Nguyên nhân cụ thể thì chưa ai dám khẳng định, nhưng nhiều giả thuyết cho rằng, có nhân tố liên quan đến những khiếm khuyết của não bộ khi thực hiện chức năng điều hòa nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ của cơ thể trẻ.
 
Khi trẻ ngủ, nếu bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ quá nóng, hoặc nồng độ khí thải dioxidcacbon, nhất là trong trường hợp trẻ ngủ úp mặt xuống giường.
 
Nguyên nhân còn có thể do cổ của các bé chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ bị rối loạn nhịp đập làm tim đập nhanh cực độ một cách bất ngờ, khiến tim ngừng đập.
 
Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, hơn 20% cháu bé dưới 4 tháng tuổi được chăm sóc bởi người không phải là cha mẹ có nguy cơ đột tử. 1/3 số đó chết trong tuần đầu xa cha mẹ, 1/2 xảy ra trong những ngày đầu tiên. Lý do có sự thay đổi chu kỳ giấc ngủ, và khi bé ngủ, thường chìm vào giấc ngủ rất sâu, li bì.
 
Những trẻ sinh non thường là đối tượng có nguy cơ đột tử cao nhất, cao gấp 4 lần so với những trẻ bình thường khác. Nghiên cứu cũng cho biết thêm, khói của người hút thuốc lá khiến cho trẻ có nguy cơ đột tử cao hơn.
 
Điều đáng nói là lâu nay chúng ta không quan tâm nhiều đến tư thế ngủ của trẻ. Không những thế, chúng ta cũng không lưu ý tìm hiểu về cơ thể và đầu của trẻ, nên nhiều khi đã gây ra những tổn thương đáng tiếc cho trẻ.
 

Một trong những đáng tiếc đó là làm trẻ bị bẹt đầu. Những trẻ sinh thiếu tháng đều có sọ não rất mềm. Vì thế chúng dễ bị bẹt đầu nếu thường xuyên đặt nằm theo một tư thế. Hiện tượng này được gọi là méo hộp sọ hay bẹt đầu, thường làm cho trán của trẻ phát triển rộng sang hai bên hơn so với bình thường hoặc mặt của trẻ bị thu hẹp lại.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh công bố, những trẻ có thói quen nằm sấp khi ngủ làm cho cơ thể bé đè lên phổi và dạ dày thì nguy cơ đột tử càng cao.

Với tư thế ngủ này, thời gian vận động ít hơn, thời gian ngủ yên lặng nhiều hơn và trẻ bị tử vong do cơ thể đè ép lên phổi, dạ dày, đặc biệt là chúng hít phải khí dioxidcacbon mà chúng vừa thải ra.

Để ngăn chặn hiện tượng này, các nhà khoa học Mỹ khuyên nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm của trẻ. Theo họ, cách đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ có thể ngăn chặn được tình trạng này, tỉ lệ tử vong giảm từ 70% xuống còn dưới 20%.

Trẻ nằm ngửa khi ngủ sẽ thức giấc nhiều hơn, tỉnh dậy nhiều hơn, đồng thời giai đoạn ngưng thở cũng ít hơn.

Đặc biệt sự tỉnh giấc trong khi ngủ là một phản ứng quan trọng trước các hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng như chứng ngưng thở kéo dài. Bằng cách tỉnh giấc, sự thông hơi được gia tăng và phản ứng hành vi được đánh thức.

Ngoài ra nằm ngửa khi ngủ giúp khuôn mặt trẻ thoải mái, trẻ dễ thở và tránh được nguy cơ ngạt trong chăn gối. Theo thời gian, trẻ lớn dần, vào tháng thứ 6 trẻ biết nhỏm đầu, lật nghiêng sang một bên. Lúc đó cha mẹ không phải lo lắng nhiều vì trẻ đủ sức lựa chọn cho mình một tư thế ngủ tốt nhất.

Không nên bắt trẻ phải nằm ngửa kéo dài mà cần thay đổi vị trí nằm để không bộ phận nào của trẻ bị chèn ép quá lâu. Đôi lúc trẻ vẫn có thể nằm nghiêng, chỉ cần cha mẹ thường xuyên chú ý để đảm bảo không có yếu tố ngoại cảnh xấu nào tác động đến bé.

Cha mẹ có thể dùng một số dụng cụ để chèn hai bên người trẻ như chăn, gối hay miếng chèn... Khi đặt trẻ nằm, các cha mẹ cần chú ý đến những vật xung quanh để chúng không làm ảnh hưởng đến trẻ.

Tạo được một không gian cho bé ngủ say, ngủ ngoan, không bị đánh thức đột ngột, và tuyệt đối không thể có tai nạn xảy ra là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ. Có như vậy mới tránh được những rủi ro xảy ra đối với con mình, đặc biệt là hội chứng đột tử.

Theo BS Thùy Dương - Báo Đại đoàn kết

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X