Biết bệnh ở tai qua điểm đau
Đau tai là một triệu chứng chủ quan của bệnh nhân. Khi đau tai cần nhận biết chính xác điểm đau, mức độ, tần số để biết bệnh và giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.
Đau ở vành tai (thường bị bệnh tụ máu vành tai hay viêm sụn vành tai)
Tụ máu ở vành tai: Do chấn thương ở vành tai, gây đau nhẹ, nhưng nếu nhiễm khuẩn đau tăng lên.
Viêm sụn vành tai: Sau chấn thương hoặc sau một nhiễm khuẩn do chàm, sau phẫu thuật khoét sụn để chỉnh hình. Biểu hiện: Đau dữ dội, có cảm giác bỏng, vành tai sưng phồng, mọng, bỏng, đỏ, mất gờ lồi lõm. Rất dễ dẫn tới hoại tử sụn và để lại một vành tai rúm ró về sau.
Đau ở ống tai (thường do nhọt ống tai, viêm ống tai ngoài)
Nhọt ống tai: Biểu hiện đau rất dữ dội, đau nhiều về đêm, đau tăng lên khi nhai, khi ngáp. Soi tai thấy nhọt sưng làm một phần của ống tai bị che lấp đi. Nếu nhọt vỡ thì thấy mủ và máu trong ống tai.
Viêm tấy ống tai ngoài: Đau dữ dội, có cảm giác nóng bỏng ở trong tai, khi ấn vào vành tai hoặc chạm vào vành tai đau rất nhiều. Soi tai thấy toàn bộ ống tai ngoài nề hẹp đều, có từng đám biểu bì trắng, rỉ nước, có khi có mủ.
Bệnh ở tai giữa
Viêm tai giữa cấp: Đau nhói trong tai, đau bần bật theo nhịp đập của mạch, có khi đau lan lên cả nửa đầu. Khi soi tai thấy màng nhĩ đỏ và biến đổi.
Viêm tai xương chũm cấp: Sau viêm tai giữa bệnh nhân đau tai và vùng xương chũm, đau lan ra làm nhức nửa đầu, ấn vùng xương chũm bệnh nhân đau.
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Bệnh nhân có tiền sử chảy máu tai từ lâu, đột nhiên sốt, chảy mủ tăng lên, nghe kém. Đau trong tai, đau vùng xương chũm đau lan lên nửa đầu. Ấn vùng xương chũm đau. Soi tai thấy sập thành sau trên ống tai.
Ung thư tai
Đau âm ỉ ở tai và xương chũm, ở giai đoạn cuối đau dữ dội lan ra nửa đầu có thể chảy mủ thối kèm lẫn máu, liệt mặt...
Tụ máu ở vành tai: Do chấn thương ở vành tai, gây đau nhẹ, nhưng nếu nhiễm khuẩn đau tăng lên.
Viêm sụn vành tai: Sau chấn thương hoặc sau một nhiễm khuẩn do chàm, sau phẫu thuật khoét sụn để chỉnh hình. Biểu hiện: Đau dữ dội, có cảm giác bỏng, vành tai sưng phồng, mọng, bỏng, đỏ, mất gờ lồi lõm. Rất dễ dẫn tới hoại tử sụn và để lại một vành tai rúm ró về sau.
Đau ở ống tai (thường do nhọt ống tai, viêm ống tai ngoài)
Nhọt ống tai: Biểu hiện đau rất dữ dội, đau nhiều về đêm, đau tăng lên khi nhai, khi ngáp. Soi tai thấy nhọt sưng làm một phần của ống tai bị che lấp đi. Nếu nhọt vỡ thì thấy mủ và máu trong ống tai.
Viêm tấy ống tai ngoài: Đau dữ dội, có cảm giác nóng bỏng ở trong tai, khi ấn vào vành tai hoặc chạm vào vành tai đau rất nhiều. Soi tai thấy toàn bộ ống tai ngoài nề hẹp đều, có từng đám biểu bì trắng, rỉ nước, có khi có mủ.
Bệnh ở tai giữa
Viêm tai giữa cấp: Đau nhói trong tai, đau bần bật theo nhịp đập của mạch, có khi đau lan lên cả nửa đầu. Khi soi tai thấy màng nhĩ đỏ và biến đổi.
Viêm tai xương chũm cấp: Sau viêm tai giữa bệnh nhân đau tai và vùng xương chũm, đau lan ra làm nhức nửa đầu, ấn vùng xương chũm bệnh nhân đau.
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Bệnh nhân có tiền sử chảy máu tai từ lâu, đột nhiên sốt, chảy mủ tăng lên, nghe kém. Đau trong tai, đau vùng xương chũm đau lan lên nửa đầu. Ấn vùng xương chũm đau. Soi tai thấy sập thành sau trên ống tai.
Ung thư tai
Đau âm ỉ ở tai và xương chũm, ở giai đoạn cuối đau dữ dội lan ra nửa đầu có thể chảy mủ thối kèm lẫn máu, liệt mặt...
AloBacsi.vn
Theo BS Phạm Như Hải - Kiến thức
Theo BS Phạm Như Hải - Kiến thức
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình