Hotline 24/7
08983-08983

Bị gãy xương chày, sau này có đá bóng lại được không?

Em 39 tuổi, ngày 12/6 em tham gia trận bóng đá, do va chạm nên bị gãy xương chày (gãy kín 1/3 đầu dưới xương chày). Đến bệnh viện, bác sĩ bó bột, được 28 ngày thì em tháo bột ở khớp gối để tập trị liệu và kết quả tốt, được 45 ngày thì em tháo bột ở khớp cổ chân để tập khớp. Ngày hôm sau tập đi có chống 2 nạn và có chịu 50% - 70% lực lên chân bị gãy. Em cảm thấy không bị đau hay sưng nề. Trường hợp của em thì khi nào em có thể đi lại bình thường mà không dùng nạn. Và khi nào em có thể đá bóng lại được ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình hình phục hồi của em như vậy là khá tốt, do một thời gian ít vận động nên các khớp gối, cổ chân của em sẽ cứng và cần tập để có thể vận hành bình thường trở lại. Dù không còn cảm thấy đau nhưng em cũng không nên chủ quan mà nên dùng nạn khi di chuyển để làm giảm trọng lượng cơ thể dồn vào chân đau, thời gian này cũng chỉ nên đi lại chậm rãi để các cơ khớp mềm ra nhưng cũng để xem khả năng chịu đựng của đầu gối đã hoàn toàn bình phục hay chưa. Khi nào em cảm thấy đầu gối của mình đã có thể chịu được sức nặng của cơ thể, có thể đi nhanh hoặc chạy chậm được thì em đã hoàn toàn bình phục.

Khi đã bình phục thì em có thể chơi thể thao lại nhưng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sỹ chuyên khoa. Bên cạnh đó em cũng hiểu là bóng đá là môn nhiều va chạm và lực tác động lên chân rất mạnh, ngay cả khi xương bình thường vẫn có thể gãy nên em nên lựa chọn cách tiếp cận trở lại với bóng đá một cách dần dần từng bước , khởi động cổ chân đầu gối cẩn thận trước trận đấu, truyền ban bóng nhẹ nhàng, tránh sút bóng mạnh ngay những buổi đầu, nghe phản ứng của đầu gối có thấy nhói đau hay chùn chân khi chạy hay truyền sút bóng không? Cũng giống lúc em tập phục hồi trở lại, khi đá bóng em phải vượt qua hết các giai đoạn đó thì mới nên chơi hết khả năng của mình.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Sau gãy xương chày, nên tập đi như thế nào?

>> Bao giờ có thể đi lại bình thường sau gãy xương chày - mác - sên?

Gãy xương chày là gãy xương ở cẳng chân, là một trong hai xương lớn ở cẳng chân. Các triệu chứng của gãy xương chày có thể dao động từ bầm tím đến đau dữ dội ở cẳng chân, tùy theo theo mức độ chấn thương. Để chẩn đoán loại chấn thương, bác sĩ sẽ làm khám lâm sàng và yêu cầu một số xét nghiệm để xem hình ảnh gãy xương chày.

Tùy thuộc vào loại xương chày bị gãy, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Vậy gãy xương chày bao lâu thì lành? Thực tế, thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ gãy xương và có thể mất từ 4-6 tháng để chữa lành.

Thông thường, những phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật đều kèm theo vật lý trị liệu, các bài luyện tập tại nhà và thuốc giảm đau. Các phẫu thuật này thường liên quan đến một số nguy cơ không đáng kể. Hãy hỏi bác sĩ để thảo luận về những rủi ro này trước khi giải phẫu.
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với gãy xương chày:

- Chuyển động sớm liên quan đến vận động đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, ngón chân được khuyến khích trong giai đoạn đầu của phục hồi, để tránh cứng khớp.

- Vật lý trị liệu được thực hiện sau khi tháo bột hoặc nẹp, giúp khôi phục lại sức mạnh bình thường của cơ bắp và chuyển động linh hoạt của khớp.

- Đi bộ với sự hỗ trợ của dụng cụ hỗ trợ hoặc nạng ngay sau khi xương liền.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X