Hotline 24/7
08983-08983

Nội tạng, trứng cá và thực vật nảy mầm làm khởi phát đợt gout

Theo ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh rượu bia, nội tạng, hải sản, bánh ngọt, nước ngọt, trứng cá, rau mầm, giá, măng,… là những thực phẩm mà người bệnh gout cần hạn chế. Trong trường hợp khởi phát đợt gout cấp nên chườm lạnh và sử dụng thuốc ngay.

1. Nguyên nhân gây bùng phát gout

Những thói quen - yếu tố nào gây bùng phát gout thưa BS?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Có 2 cơ chế chính gây bùng phát gout: Thứ nhất do chế độ ăn uống. Trong các buổi liên hoan, chúng ta thường ăn và uống nhiều rượu bia; Thứ hai là vận động mạnh. Đối với những người bị gout lâu năm, vận động mạnh đôi khi làm nứt vỡ các nốt tophi (axit uric lắng đọng) và làm khởi phát đợt gout cấp.

2. Khi bùng phát gout cần làm gì và nên tránh các thực phẩm nào?

Khi bùng phát gout gây sưng đau dữ dội, trong sinh hoạt nên làm gì để xoa dịu các cơn đau này ạ? Cần tuyệt đối tránh xa các thực phẩm nào khi cơn đau gout đang hoành hành?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Trong trường hợp khởi phát đợt gout cấp, việc đầu tiên cần làm là chườm lạnh. Đối với những người đã bị nhiều lần và nhận biết được khi nào gout sắp khởi phát (cảm thấy hơi đau) thì có thể chườm lạnh ngay vào vùng khớp có khả năng sẽ bị đau;

Thứ hai, có thể uống ngay 1 viên thuốc Colchicine nếu ở nhà có sẵn.

Trong đợt gout cấp cần tránh một số loại thực phẩm như: rượu bia; các sản phẩm chứa nhiều purin, cụ thể là nội tạng (gan, tim, lòng, huyết…), các loại hải sản (sò, ốc…); các loại đồ ngọt (bánh ngọt, nước ngọt…).

3. Đạm từ nguồn nào người bệnh gout có thể ăn hoặc cần hạn chế?

Đạm từ những loại động vật nào người bệnh cần hạn chế và đạm từ những nguồn nào người bệnh gout có thể ăn, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Không chỉ Việt Nam mà các nước châu Âu và Mỹ hay các bác sĩ cũng có quan điểm gout thường liên quan đến đạm. Tuy nhiên, thực tế đạm và gout không liên quan đến nhau mà do purin.

Purin bản chất là thành phần của ADN (nằm trong gen và nhân tế bào). Lý do gây ra nhầm lẫn này là vì các sản phẩm chứa nhiều đạm thường có nhiều purin nên chúng ta nghĩ ăn nhiều đạm sẽ bị gout. Nhưng nguyên nhân đúng là do ăn nhiều purin.

Thứ nhất, đối với những thực phẩm làm từ động vật, thực phẩm nào có nhiều tế bào sẽ làm tăng axit uric máu. Nhân tế nào nằm nhiều nhất trong các thành phần nội tạng như tim, gan, huyết,…

Thứ hai, mỗi quả trứng là một tế bào (chỉ có 1 bộ gen). Như vậy, 1 quả trứng gà thì hàm lượng purin bằng 1 cái trứng cá. Mặc dù cùng là trứng nhưng ăn 1 quả trứng gà không bị gout, tuy nhiên ăn trứng cá sẽ khởi phát cơn gout vì số lượng trứng ăn vào lớn hơn gấp nhiều lần.

Thứ ba, nếu ăn đạm thực vật mà không chứa nhân sẽ không làm tăng axit uric và không gây gout cấp. Tuy nhiên, thực vật đang nảy mầm như rau mầm, giá, măng,… là những thực phẩm đang phát triển nên phân chia tế bào rất nhiều và có nhiều gen, từ đó sẽ làm khởi phát đợt gout.

4. Người bệnh gout cần kiêng các loại thực phẩm nào?

Ngoài những loại thực phẩm chứa purin thì đối với người bệnh gout cần phải hạn chế hoặc kiêng các nhóm thực phẩm, đồ uống, thức ăn nào thưa BS?

ThS.BS.CK2 Mai Duy Linh trả lời: Ngoài những loại thực phẩm chứa purin còn có 2 nhóm thực phẩm thường được nhắc đến: Một là rượu bia. Trong rượu bia có chất cồn, đây là chất làm tăng axit uric dữ dội dẫn đến khởi phát đợt gout cấp. Rượu bia có cơ chế thúc đẩy tăng tổng hợp axit uric của cơ thể và ức chế làm thận không tải được axit uric (2 tác động cùng một lúc), do đó gây đợt gout cấp;

Hai là đường fructose. Đây là loại đường chỉ có trong các chất làm ngọt (bánh ngọt, nước ngọt…). Đối với các loại đường khác như glucose có trong tinh bột (phở, cơm,…) hay galactose (có trong sữa) sẽ không làm tăng axit uric. Đây là lý đo người bị bệnh gout được khuyên không nên ăn bánh ngọt hay uống các loại nước ngọt.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X