Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có chữa khỏi được không?
Bác sĩ điều trị cho tôi nói bệnh này chỉ có 30 - 40% là khỏi, tôi muốn hỏi bác sĩ có đúng như vậy không?
Thưa bác sĩ,
Tôi 27 tuổi, bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đã điều trị và uống thuốc được 5 tháng. Tôi bị bệnh này từ năm 2007. Đến nay, bệnh hay tái phát nhiều lần. Những lần trước chẩn đoán là trầm cảm. Lần này tái phát chẩn đoán lò rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Bác sĩ điều trị cho tôi nói bệnh này chỉ có 30 - 40% là khỏi. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ có đúng như vậy không? Bệnh này phải uống thuốc điều trị trong bao lâu để phòng ngừa tái phát? Xin chân thành cảm ơn!
(Tien Hao - Hà Nội)
Ảnh minh họaChào bạn,
Ảnh minh họa
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) thường gặp ở mọi lứa tuổi thông thường từ 20-40 tuổi. Đây là bệnh lý rối loạn cảm xúc thường gặp, đứng thứ hai trong các rối loạn tâm thần. Đặc điểm của bệnh là sự tái diễn và luân phiên các giai đoạn hưng phấn hoặc trầm cảm, xen kẽ là những giai đoạn thuyên giảm hoàn toàn.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể kiểm soát được. Việc điều trị bằng cả thuốc uống và các trị liệu tâm lý. Bệnh nhân cần duy trì uống thuốc đều đặn và đúng theo hướng dẫn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám lại định kỳ. Không được tự ý bỏ thuốc, hoặc thay đổi liều thuốc.
Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
RLCXLC thường hay tái phát và giữa những giai đoạn này bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, do vậy việc điều trị dự phòng là hết sức cần thiết.
Các yếu tố liên quan đến tái phát: Học tập, làm việc căng thẳng, bệnh nhân có người thân mắc bệnh tâm thần, lạm dụng rượu, người thân mất… Do đó, bạn cần tránh trạng thái căng thẳng, stress, giảm uống rượu bia, giữ tinh thần thoải mái.
Điều trị dự phòng tái phát khi người bệnh bị mỗi năm bị 1 cơn, hoặc 2 năm bị 3 cơn. Thuốc dự phòng: các muối Lithium, Carbamazepin, Depamide với liều lượng duy trì.
Chúc bạn luôn lạc quan và yên tâm điều trị nhé!
BS Châu Thị Kiều Oanh - AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình